Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm khối đại đoàn kết ​

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tham luận chủ đề “Những kết quả và kinh nghiệm của MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội trong công tác vận động Nhân dân tham gia đảm bảo an sinh xã hội”. Đồng chí nhấn mạnh, các hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm khối đại đoàn kết, khẳng định truyền thống đoàn kết, “Tương thân tương ái” tốt đẹp của dân tộc, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, trọng tâm là hỗ trợ an cư và trao sinh kế

Việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố Hà Nội, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội phát triển của người dân Thủ đô, góp phần ổn định chính trị, xã hội và tạo động lực phát triển kinh tế.Thời gian qua, hưởng ứng Phong trào “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động; thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cùng tổ chức thành viên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo, hỗ trợ cho hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo công tác an sinh xã hội.

Phương thức vận động, giúp đỡ có nhiều đổi mới, Mặt trận vừa vận động các nguồn lực ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” các cấp, vừa hướng dẫn, kết nối để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trực tiếp triển khai giúp đỡ cho người nghèo và các địa phương; chủ trì hiệp thương để mỗi đoàn thể chính trị - xã hội nhận giúp đỡ các hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững theo địa chỉ cụ thể; xây dựng, triển khai, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong thực hiện công tác an sinh xã hội.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm khối đại đoàn kết  ​ - ảnh 1
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương tham luận tại Đại hội

Đồng chí Nguyễn Lan Hương cho biết: Trong nhiệm kỳ, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp Thành phố đã vận động được 411,2 tỷ đồng. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, trọng tâm là hỗ trợ an cư và trao sinh kế, toàn Thành phố trích trên 341,8 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xây dựng và sửa chữa 5.099 nhà đại đoàn kết; hỗ trợ 31.697 học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ sinh kế cho 8.988 hộ, hỗ trợ khám chữa bệnh cho 8.434 người nghèo và các hỗ trợ khác trị giá 156,4 tỷ đồng. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Ủy ban MTTQ Việt Namvà UBND Thành phố đã phối hợp triển khai hỗ trợ xây, sửa 714 nhà ở cho 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở xuống cấp trên địa bàn với định mức 100 triệu/nhà xây mới, 60 triệu/nhà sửa chữa, cao hơn mức quy định của Trung ương; tổng kinh phí hỗ trợ là61,08 tỷ đồng;dịp này,Mặt trận các cấp đã trích Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp để hỗ trợ xây, sửa 691 nhà đại đoàn kết.Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo của Thành phố từ 0,42% cuối năm 2019 giảm còn 0,03% cuối năm 2023.

Bài bản, sáng tạo, minh bạch trong công tác vận động

Với cách làm bài bản, sáng tạo, minh bạch trong công tác vận động, quản lý và sử dụng, các loại Quỹ do MTTQ quản lý luôn tiếp nhận được sự ủng hộ năm sau cao hơn năm trước. MTTQ Việt Nam Thành phố đã vận động được trên 169 tỷ 719 triệu đồng ủng hộ Quỹ Cứu trợ, trích trên 153 tỷ 412 triệu đồng hỗ trợ Nhân dân bị thiệt hại do bão lũ, hỏa hoạn; vận động được trên 252,4 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”, chuyển hỗ trợ 216 tỷ đồng xây nhà văn hoá đa năng tại quần đảo Trường Sa, thể hiện trách nhiệm, tình cảm của Nhân dân Hà Nội với biển đảo Tổ quốc; vận động Nhân dân chung tay ủng hộ công tác phòng, chống dịchCovid-19 với tổng giá trị trên 1.300 tỷ đồng; phát động và tiếp nhận trên 17 tỷ đồng ủng hộ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Gần đây nhất, trước ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận trên 250 tỷ đồng, đã kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ 97,563 tỷ đồng tới Nhân dân Thủ đô và các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão; triển khai việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở bị đổ, sập, hư hỏng do bão cho người dân Thành phố.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm khối đại đoàn kết  ​ - ảnh 2
Tối ngày 16/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã phát động tháng cao điểm "vì người nghèo" và an sinh xã hội năm 2024

Các hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm khối đại đoàn kết, khẳng định truyền thống đoàn kết, “Tương thân tương ái” tốt đẹp của dân tộc, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2021 – 2025; thể hiện hình ảnhHà Nội trách nhiệm, nghĩa tình, Hà Nội không để ai bị bỏ lại phía sau, “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, được dư luận và Nhân dân Thủ đô ghi nhận, đánh giá cao.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm khối đại đoàn kết  ​ - ảnh 3
Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương tiếp nhận ủng hộ tại Lễ phát động tháng cao điểm "vì người nghèo" và an sinh xã hội năm 2024

Từ thực tế quá trình triển khai vận động các nguồn lực đảm bảo cho công tác an sinh xã hội, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội rút ra một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân trên địa bàn Thủ đô, khơi dậy tinh thần “tương thân, tương ái”, tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao trong triển khai thực hiệncông tác an sinh xã hội; tổ chức các Chương trình an sinh xã hội thiết thực, cụ thể,thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân Thủ đô, MTTQ là“cầu nối”để vận độngcác doanh nghiệp, tổ chức, các nhà hảo tâm hưởng ứng tham gia.

Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên rà soát, phân loại, nắm chắc số lượng và nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn; Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, bám sát hướng dẫn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội,chủ động, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với HĐND, UBND và các tổ chức thành viên của Thành phố trong việc thực hiện các chương trình phối hợp hành động, xây dựng kế hoạch giúp đỡ cụ thể cho từng đối tượng, phân công rõ vai, rõ việc, rõ trách nhiệm,có lộ trình thực hiện, đồng bộ; nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quảđể triển khai các hoạt động an sinh xã hội.

Thứ ba, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong thực hiện công tác an sinh xã hội;công tácvận động, quản lý và sử dụng các loại Quỹ do Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phốphát độngđảm bảo công khai, minh bạch, đúng nội dung, mục đích, đối tượng theo quy định, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tạo niềm tin của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.

Thứ tư, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tích cực trong công tác an sinh xã hội; biểu dương các hộ gia đình đã quyết tâm, nỗ lực thoát nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố.

Thứ năm, đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp linh hoạt, sáng tạo, tâm huyết, tinh thần dấn thân vì cộng đồng, gần dân, sát dân, có trách nhiệm với Nhân dân; giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn bằng tấm lòng, trái tim và cả sự thấu hiểu, trân trọng và cảm thông.

“Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu giảm nghèo bền vững, phấn đấu đến năm 2025, Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo. Thời gian tới, Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tập trung đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động Nhân dân, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố đã đề ra, đồng thời, phát huy tinh thần “Hà Nội cùng cả nước, vì cả nước”, tiếp tục đồng hành cùng các tỉnh, thành phố trong công tác giảm nghèo và an sinh xã hội”, đồng chí Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ đổi mới sáng tạo và Bình đẳng giới

Phụ nữ đổi mới sáng tạo và Bình đẳng giới

(PNTĐ) - Đổi mới, sáng tạo và Bình đẳng giới là nền tảng vững chắc cho tương lai. Vai trò của phụ nữ trong đổi mới sáng tạo không chỉ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn là nền tảng cho sự tiến bộ xã hội toàn diện. Việc tạo điều kiện và khuyến khích phụ nữ tham gia vào đổi mới sáng tạo sẽ thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho mọi người, mọi nhà.
Những dấu ấn nổi bật của ngành Tuyên giáo Thủ đô năm 2024

Những dấu ấn nổi bật của ngành Tuyên giáo Thủ đô năm 2024

(PNTĐ) - Năm 2024, ngành Tuyên giáo Hà Nội đã làm tốt vai trò tham mưu chỉ đạo, định hướng hiệu quả công tác tuyên truyền, báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, nhất là tổ chức thành công nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử trọng đại của thành phố Hà Nội, của đất nước.
Hôm nay (1/1/2025), Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách vượt trội

Hôm nay (1/1/2025), Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách vượt trội

(PNTĐ) - Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đã được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 28/6/2024, gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012), bám sát 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật và 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định với nhiều nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực cùng nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước và của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 (trừ 5 nội dung có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025) thay thế Luật Thủ đô số 25/2012/QH13.
Từ ngày 1/1/2025, Hà Nội có 56 đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động

Từ ngày 1/1/2025, Hà Nội có 56 đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động

(PNTĐ) - Hôm nay (1/1-2025), Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025 chính thức có hiệu lực thi hành.Theo đó, 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội sẽ đi vào hoạt động.