Mê Linh khởi sắc với nhiều thành tựu sau 15 năm hợp nhất về Thủ đô

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - 15 năm, từ một huyện chủ yếu phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh đã vươn lên, gặt hái nhiều thành tựu với tốc độ tăng trưởng hiện nay đạt 9,8%, tăng gần 40% so với năm 2008, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh dịch vụ.

Mê Linh khởi sắc với nhiều thành tựu sau 15 năm hợp nhất về Thủ đô - ảnh 1
Quang cảnh Trung tâm hành chính huyện Mê Linh  

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, 15 năm qua, huyện Mê Linh đã có bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn đổi thay theo hướng đô thị văn minh, hiện đại.

Huyện Mê Linh có 16 xã và 2 thị trấn, dân số hơn 24 vạn người, diện tích hơn 14.000ha. Từ ngày hợp nhất về Thủ đô, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của thành phố, sự hỗ trợ có hiệu quả của các quận. Nhờ đó, đã tạo ra động lực để huyện Mê Linh phát triển mạnh mẽ về mọi mặt.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Trần Thanh Hoài, trong 15 năm qua, kinh tế của huyện Mê Linh phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lượng, tốc độ tăng trưởng ở mức 9,8% (tăng gần 40% so với năm 2008). Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh dịch vụ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt gần 700 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân từ 11,04 triệu đồng/người năm 2008 tăng lên 60 triệu đồng/người vào năm 2022.

Toàn huyện hiện có hơn 1.800 doanh nghiệp, 81 hợp tác xã, hơn 10 nghìn hộ sản xuất, kinh doanh cá thể hoạt động hiệu quả. Các doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ vào việc tăng thu cho ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động địa phương. Đặc biệt, tốc độ phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện tăng bình quân 10,4%/năm.

Huyện Mê Linh cũng đã phát triển 2 khu công nghiệp (Quang Minh I và Quang Minh II) với diện tích hơn 700ha và có tỷ lệ lấp đầy 95%, trong đó, có nhiều doanh nghiệp đạt doanh thu từ 1.000 tỷ đồng đến 2.300 tỷ đồng, như: Công ty TNHH Katolec Việt Nam, Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu Âu, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam, Công ty TNHH Terumo Việt Nam, Nhà máy Bia Hà Nội, Công ty Nitori Việt Nam...

Trong bức tranh kinh tế huyện Mê Linh, sản xuất nông nghiệp của huyện Mê Linh cũng là điểm sáng của thành phố Hà Nội. Huyện đã hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn: Vùng chuyên canh rau hơn 1.000ha, vùng trồng hoa 1.400ha, vùng chăn nuôi tập trung quy mô hơn 200ha; đáp ứng được 20-25% lượng tiêu thụ của người dân Thủ đô.

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình sản xuất rau, củ, quả của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (xã Tráng Việt), có quy mô 200ha cho thu nhập bình quân 300 triệu đồng/ha/năm; mô hình sản xuất chuối tây xuất khẩu ở xã Hoàng Kim cho thu nhập 450 triệu đồng/ha/năm; mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất hoa lan hồ điệp với quy mô 1,2ha tại xã Đại Thịnh cho doanh thu 5 tỷ đồng/năm...

Mê Linh khởi sắc với nhiều thành tựu sau 15 năm hợp nhất về Thủ đô - ảnh 2

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Ba cho huyện Mê Linh

Đặc biệt, sau 12 năm triển khai quyết liệt chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của huyện Mê Linh đã có nhiều khởi sắc.

Đến nay, huyện Mê Linh đã có 16/16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, có 2/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 100% tuyến đường trục xã, liên xã, liên thôn được cứng hóa bằng bê tông hoặc thảm nhựa; 100% đường trục chính nội đồng được thảm bê tông hoặc cấp phối đá răm, đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, phục vụ phát triển kinh tế trong toàn huyện.

Huyện đã huy động hàng chục nghìn tỷ đồng, triển khai hàng trăm dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội.

Tính riêng giai đoạn 2022-2025, huyện Mê Linh đã đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng triển khai các dự án trọng điểm, như: Đường cảng Chu Phan đi quốc lộ 23B, đường Tiền Phong đi Tự Lập, tuyến đường 48 nối từ trung tâm hành chính huyện đến đường 36 Khu công nghiệp Quang Minh...

Toàn bộ hệ thống hạ tầng giao thông này của huyện sẽ được khớp nối với đường Vành đai 3,5 và Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội nhằm tạo động lực cho địa phương phát triển.

Cùng đó, huyện Mê Linh cũng chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành của thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, huyện đề ra mục tiêu xây dựng vùng huyện Mê Linh phát triển gắn với sự phát triển của Thủ đô theo hướng là một phần của thành phố mới tương lai - Thành phố trong thành phố và quy hoạch huyện theo hướng lên thành quận sau năm 2025, theo kế hoạch được UBND thành phố phê duyệt.

Trên cơ sở quy hoạch này, huyện Mê Linh nghiên cứu phát triển không gian phía Tây Vành đai 4 thành khu vực năng động, sáng tạo với không gian đô thị, công nghiệp, các công viên chuyên đề để phát triển kinh tế gắn với lợi thế liên kết vùng lấy Vành đai 4 là trục trung tâm, quy hoạch hạ tầng phát triển đô thị gắn với văn hóa, sáng tạo trên cơ sở tận dụng lợi thế gần sân bay Nội Bài, để giao thương kinh tế, quốc tế.

Tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế khu vực vùng bãi sông Hồng, trên cơ sở quy hoạch phân khu sông Hồng, nghiên cứu để cập nhật trong quy hoạch Vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.

Mê Linh khởi sắc với nhiều thành tựu sau 15 năm hợp nhất về Thủ đô - ảnh 3
Đường vào khu di tích đền thờ Hai Bà Trưng

Là địa phương với hệ thống di tích dày đặc, huyện Mê Linh coi trọng xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, gắn với tâm linh, tín ngưỡng. Hai điểm đến quan trọng là Khu đền thờ Hai Bà Trưng (xã Mê Linh) và khu đồi 79 mùa xuân (xã Thanh Lâm).

Năm 2022, lần đầu tiên huyện Mê Linh tổ chức thành công lễ hội hoa với tên gọi "Mê Linh rực rỡ sắc hoa". Sự kiện này thu hút đông đảo du khách, đồng thời cũng góp phần khẳng định thương hiệu hoa Mê Linh.

15 năm qua, hệ thống giáo dục và chất lượng giáo dục của huyện Mê Linh duy trì ổn định. Đến nay, ngành Giáo dục huyện Mê Linh đứng thứ 17/30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Chất lượng giáo dục mũi nhọn của Mê Linh đứng thứ 13 toàn thành phố.

Là địa phương có hệ thống di tích dày đặc, huyện Mê Linh coi trọng xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, gắn với tâm linh, tín ngưỡng. Hai điểm đến quan trọng là Khu đền thờ Hai Bà Trưng (xã Mê Linh) và khu đồi 79 mùa xuân (xã Thanh Lâm).

Năm 2022, lần đầu tiên huyện Mê Linh tổ chức thành công lễ hội hoa với tên gọi "Mê Linh rực rỡ sắc hoa". Sự kiện này thu hút đông đảo du khách, đồng thời cũng góp phần khẳng định thương hiệu hoa Mê Linh.

Bên cạnh đó, trong 15 năm qua, hệ thống giáo dục và chất lượng giáo dục của huyện Mê Linh duy trì ổn định. Đến nay, ngành Giáo dục huyện Mê Linh đứng thứ 17/30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Chất lượng giáo dục mũi nhọn của Mê Linh đứng thứ 13 toàn thành phố.

Mê Linh khởi sắc với nhiều thành tựu sau 15 năm hợp nhất về Thủ đô - ảnh 4
Nông nghiệp cũng là một điểm sáng trong phát triển kinh tế ở Mê Linh

Ngoài ra, công tác đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ trẻ em và phụ nữ, hỗ trợ hộ cận nghèo tại huyện Mê Linh cũng mang lại hiệu quả thiết thực. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Mê Linh hiện nay chỉ còn 0.03% (so với 10.77% vào năm 2008).

Dự án chậm triển khai từng là vấn đề nhức nhối trên địa bàn huyện Mê Linh, giờ đây đang được vào cuộc quyết liệt của Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy, một số dự án đã tái khởi động - cụ thể là dự án nhà ở HUD Mê Linh. Thêm nữa, 6 dự án đô thị đã cơ bản hoàn thành các thủ tục, chủ đầu tư cam kết khởi công trong thời gian sớm nhất.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

350 đại biểu tham gia hội thảo khoa học định hướng Quy hoạch Thủ đô

350 đại biểu tham gia hội thảo khoa học định hướng Quy hoạch Thủ đô

(PNTĐ) -Sáng 29/9, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.
Đại biểu Hà Nội và Bắc Kinh dự lễ bế giảng lớp Bồi dưỡng cán bộ nguồn Quy hoạch BCH Đảng bộ thành phố Hà Nội

Đại biểu Hà Nội và Bắc Kinh dự lễ bế giảng lớp Bồi dưỡng cán bộ nguồn Quy hoạch BCH Đảng bộ thành phố Hà Nội

(PNTĐ) -Chiều 28/9, tại Trường Đảng Thành ủy Bắc Kinh (Trung Quốc), đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự lễ bế giảng lớp Bồi dưỡng cán bộ nguồn Quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030.
Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội chào xã giao Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh  ​

Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội chào xã giao Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh ​

(PNTĐ) -   Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, chiều 28/9, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã đến chào xã giao đồng chí Vương Hộ Ninh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.