Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội:

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, “Người tốt, việc tốt”

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thi đua là động lực thúc đẩy phong trào hành động cách mạng, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội luôn phát huy vị trí, vai trò là trung tâm quy tụ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh triển khai các phong trào thi đua yêu nước, tạo môi trường thi đua rộng rãi, vận động đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Tăng cường tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân thông qua việc triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố (TP) Hà Nội luôn chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng các hình thức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, tham gia lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần phát triển kinh tế' - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn Thủ đô. Hằng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội biên soạn và phát hành cuốn sách "Gương sáng Mặt trận Thủ đô" nhằm tuyên truyền các tập thể, cá nhân là những điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Qua công tác tuyên truyền, vận động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, MTTQ Việt Nam các cấp TP Hà Nội đã phát huy tinh thần đoàn kết, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, “Người tốt, việc tốt” - ảnh 1

Ngày 18/1/2021, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội.

Mặt trận cùng các tổ chức thành viên tăng cường tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân thông qua việc triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh","Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", "Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Toàn dân bảo vệ an ninh Tô’ quôc", hoạt động Vì người nghèo và công tác cứu trợ, cứu nạn... Từ các phong trào thi đua, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng điển hình của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Việc thực hiện phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới" thu được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, với 100% các xã trên địa bàn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, Hà Nội là địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao nhất cả nước. Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Hội nghị đại biểu nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, trọng tâm bàn việc nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" là hoạt động thường niên được thành phố triển khai gần 20 năm qua ở các khu dân cư và các xã, phường, thị trân. Hội nghị đã trở thành nét đẹp, biểu thị cho tinh thần đoàn kết, phát huy dân chủ, vai trò, trách nhiệm của nhân dân trong xây dựng quê hương tại mỗi cộng đồng dân cư.

"Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư" được tổ chức hàng năm với nhiều đổi mới, sáng tạo, đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị trong các tầng lớp nhân dân. Đây là dịp tôn vinh các tập thể, cá nhân người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, góp phần đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng dân cư.

Năm 2018, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước ký và triển khai kế hoạch liên tịch giữa UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội về việc tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư nhân kỷ niệm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam. Ngày hội cũng nhận được sự quan tâm, tham gia của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo các địa phương, là nguồn cổ vũ, động viên cả về vật chất và tinh thần nhân dân ở khu dân cư.

Các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, chăm lo cho đoàn viên, hội viên; hoạt động cứu trợ, cứu nạn được quan tâm triển khai ngày càng bài bản, hiệu quả. Năm 2021, toàn thành phố đã tiếp nhận đăng ký, ủng hộ quỹ "Vì người nghèo" với tổng số tiền trên 51,6 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ vận động được, Mặt trận các cấp đã hỗ trợ xây mới 408 nhà, sửa chữa 144 nhà đại đoàn kết; hỗ trợ sinh kế' cho người nghèo. Trong đó, cấp thành phố' đã trích quỹ "Vì người nghèo" và phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện công tác an sinh xã hội và chăm lo cho các hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn với tổng số tiền trị giá 11,145 tỷ đồng.

Tổ chức triển khai vận động ủng hộ quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2021, toàn thành phố đã thu được 51,1 tỷ đồng (tăng 6,86 tỷ đồng so với năm 2020). Đã chuyển 40 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng Nhà văn hóa đa năng tại đảo Thuyền Chài A, quần đảo Trường Sa. Mặc dù do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên, Mặt trận các cấp đã vận động ủng hộ quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" đạt kết quả cao nhất so với nhiều năm. Đây là minh chứng rõ nét cho niềm tin của nhân dân đối với các hoạt động của Mặt trận.

Hà Nội còn là một trong những địa phương được đánh giá là “đầu tàu” trong triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Công tác tuyên truyền cuộc vận động được đầy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đã có sức lan tỏa, góp phần khuyến khích và định hướng tiêu dùng của người dân trong việc sử dụng, mua sắm hàng Việt. Chương trình bình chọn "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” được duy trì hàng năm là điểm nhấn sáng tạo trong triển khai cuộc vận động của thành phố, góp phần quảng bá các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam chất lượng cao đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Cùng với đó, Mặt trận các cấp Thủ đô phát huy tốt vai trò của các chức sắc, tín đồ tôn giáo và cá nhân tiêu biểu để tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc và đồng bào có đạo thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm công dân, đóng góp nhất định đối với khối đại đoàn kết toàn dân. Phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là điểm nhấn trong công tác tôn giáo của Mặt trận Hà Nội. Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, đạo Islam, tôn giáo Baha'i, Phật đường Nam tông Minh Sư đạo, Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kitô... với nhiều hoat động, việc làm thiết thực. Hà Nội được đánh giá là một trong các tỉnh, thành phối có nhiều mô hình tiêu biểu của đồng bào có đạo trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trước những yêu cầu, nhiệm vụ phát sinh từ thực tiễn, thời gian qua, Mặt trận đã nhanh chóng, kịp thời ra lời kêu gọi, tập hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, tham gia ủng hộ quỹ cứu trợ vào từng thời điểm cụ thể như: Toàn dân ủng hộ đồng bào các vùng bị thiên tai, bão lũ; Toàn dân hiến máu tình nguyện; Toàn dân tham gia ủng hộ khắc phục hậu quả do hạn hán, xâm nhập mặn... và được đông đảo các tầng lớp trong xã hội, các tôn giáo, đồng bào các dân tộc và người Việt Nam ở nước ngoài đồng tình hưởng ứng, tạo thành phong trào rộng lớn và có hiệu quả thiết thực.

Đặc biệt, trước tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, MTTQ Việt Nam từ thành phố đến cơ sở đã chủ động, tích cực cùng các cấp, các ngành thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phòng chống dịch và hỗ trợ nhân dân đồng bộ ở 3 lĩnh vực: Tuyên truyền, vận động các tầng lớp tham gia phòng, chống dịch; phát động, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ công tác phòng, chống dịch; giám sát phòng, chống dịch Covid-19 và giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch.

Năm 2021, MTTQ các cấp tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 1.582,31 tỷ đồng; vận động ủng hộ chương trình "Sóng và máy tính cho em" được trên 13 tỷ đồng tiền mặt và các thiết bị học trực tuyến trị giá hàng chục tỷ đồng. Nhiều hoạt động sáng tạo, chưa từng có tiền lệ do Mặt trận các cấp triển khai đã huy động sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhân dân đồng tình và đánh giá cao như: Mô hình "Chợ 0 đong", "Gian hàng 0 đong", "Chuyến xe 0 đong" hỗ trợ trên 28.210 suất quà, trị giá 10,656 tỷ đồng tới những người có hoàn cảnh khó khăn; Mô hình hỗ trợ người nước ngoài đang sinh sông, học tập và làm việc tại Hà Nội gặp khó khăn do dịch Covid-19 hỗ trợ cho 723 người.

Bên cạnh đó, MTTQ Việt Nam các cấp đã làm tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, tích cực tham gia đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thông chính trị, vận động nhân dân phát huy dân chủ, tham gia giám sát, phản biện xã hội, tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Phát huy vai trò của Mặt trận, sức mạnh của nhân dân trong tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phối hợp thực hiện dân chủ, công tác hòa giải ở cơ sở... Giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Từ các phong trào thi đua do Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp triển khai gắn với những nhiệm vụ cụ thể, thiết thực nên được nhân dân đồng tình ủng hộ. Cũng từ đó, trong cộng đồng dân cư đã có nhiều mô hình hiệu quả, cách làm hay; xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt đã tận tụy trong công việc, không ngại gian khổ, thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Điển hình như ông Nguyễn Mạnh Tấn - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, bà Triệu Thị Thanh - Chủ tịch Hội Đông y xã Ba Vì, huyện Ba Vì, bà Lương Thị Điểm - Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì, Hòa thượng Thích Thanh Nhã - Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội.

Những việc làm thiết thực đó đã góp phần tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân đẩy lùi tiêu cực, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở.Trong quá trình triển khai thực hiện các phong trào, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố luôn thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào, đánh giá hiệu quả phong trào thi đua trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời.

Năm 2021, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đề nghị tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 04 tập thể; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 06 tập thể, 04 cá nhân; đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng Bằng khen cho 58 tập thể, 32 cá nhân; đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Bằng khen cho 01 tập thể; Ban Thường vụ Thành ủy tặng Bằng khen cho 21 tập thể, 11 cá nhân; đề nghị UBND Thành phôi tặng Cờ thi đua cho 07 tập thể, tặng Bằng khen cho 80 tập thể, 50 cá nhân; công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cho 01 tập thể. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phối Hà Nội tặng Bằng khen cho 280 tập thể và 258 cá nhân.

Với những kết quả đạt được, năm 2021, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phối được tặng Cờ thi đua Chính phủ, Bằng khen Chính phủ và Cờ thi đua của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Đẩy mạnh các nhiệm vụ trọng tâm

Để phát huy mạnh mẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, "Người tốt, việc tốt", Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội sẽ tiếp tục chú trọng làm tốt 5 nhiệm vụ sau:

Một là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, bồi dưỡng và phát huy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân nghĩa, khoan dung và ý thức về sức mạnh đại đoàn kết trong quá trình phát triển Thủ đô. Đây là tiền đề bên trong để mỗi người dân hình thành nhu cầu tham gia vào việc xây dựng và phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hai là, phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, là hạt nhân trong các phong trào thi đua, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, là động lực để hoàn thành nhiệm vụ chính trị và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Gắn kết các phong trào thi đua yêu nước với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua đó nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, các cuộc vận động.

Ba là, đổi mới việc tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau","Đoàn kết, sáng tạo", "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", "Toàn dân tham gia phòng chống tội phạm"... Trong tổ chức triển khai thực hiện, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào, đánh giá hiệu quả phong trào thi đua trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời. Cùng với việc tổ chức phát động phong trào thi đua thường xuyên, hàng năm, kết hợp phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, qua đó đánh giá tính hiệu quả, thiết thực của các phong trào thi đua yêu nước.

Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát hiện, bồ'i dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phương pháp tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua. Công tác xây dựng điển hình tiên tiến được thực hiện từ cơ sở và chỉ đạo thực hiện đồng bộ tổt cả 4 khâu: Phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân điển hình tiên tiến.

Năm là, quan tâm hướng mạnh về cơ sở, phát huy tốt hơn vai trò của các tổ chức thành viên, của Ban công tác Mặt trận ở địa bàn dân cư. Lắng nghe ý kiến nhân dân, kịp thời phản ánh, tham mưu đối với cấp ủy, phối hợp cùng chính quyền giải quyết các vấn đề thiết thực liên quan đến đời sống nhân dân; tiếp tục giữ vai trò nòng cốt hiệp thương phối hợp thống nhất hành động cùng các tổ chức thành viên trong việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia hiệu quả hơn trong xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Với niềm tin vững chắc vào Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục ra sức vận động các tầng lớp nhân dân tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, đồng lòng - khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, niềm tự hào, tự tôn dân tộc - tự tin, đổi mới, sáng tạo - hun đúc ý chí, bản lĩnh, khát vọng phát triển, xây dựng Thủ đô phồn vinh, hạnh phúc.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

​  Cần phải “đi tắt, đón đầu” trong chuyển đổi số

​ Cần phải “đi tắt, đón đầu” trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Chuyển đổi số là hướng đi đúng, mang tính đột phá nhất, hiệu quả nhất, do đó, cần phải “đi tắt, đón đầu” trong chuyển đổi số. Làm sao để chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người. Cùng với việc đưa ra các dịch vụ công trực tuyến, cần hướng dẫn, tuyên truyền để người dân tham gia, thụ hưởng và cảm nhận được các tiện ích, lợi ích của chuyển đổi số.
Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

(PNTĐ) - Để chuẩn bị triển khai công tác tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng tờ trình UBND thành phố Hà Nội về phương án thi và được UBND Thành phố chấp thuận. Theo đó, năm học 2024-2025, Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập với ba môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.