Quyết tâm xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số xứng tầm vị thế của Thủ đô

PHẠM HẰNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Năm 2022, Hà Nội xác định “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm khi thực hiện Chương trình Chuyển đổi số”, các chỉ tiêu, nhiệm vụ của trụ cột Chính quyền số chủ yếu nằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính quyền, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Để thể hiện mạnh mẽ hơn nữa quyết tâm và huy động nguồn lực của toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố, nâng cao nhận thức và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân về tính cấp thiết của chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh, xứng tầm vị thế Thủ đô, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp.

Quyết tâm xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số xứng tầm vị thế của Thủ đô - ảnh 1
 Ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Giám đốc Phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội. Ảnh: PV


Báo Phụ nữ Thủ đô có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Giám đốc Phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội về vấn đề này trước thềm năm mới.

Những bước đi quan trọng
Thưa ông, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế được xác định là 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm và 1 trong 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2021-2026 theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra. Ông có thể chia sẻ vấn đề chuyển đổi số của Hà Nội hiện đang diễn ra như thế nào?

Ông Nguyễn Việt Hùng: Sở Thông tin và Truyền thông thông được UBND Thành phố giao xây dựng Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và là đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai, tiến độ thực hiện các nội dung của Chương trình.

Trong thời gian qua, để đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số, với vai trò là cơ quan đầu mối, trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tham mưu Nghị quyết của Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh.

Quyết tâm xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số xứng tầm vị thế của Thủ đô - ảnh 2
 Hà Nội xác định “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm khi thực hiện Chương trình Chuyển đổi số”.

Các Kế hoạch: Phát triển kinh tế số và xã hội số Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hằng năm và các văn bản chỉ đạo giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và kịp thời đề xuất phương án giải quyết, báo cáo UBND Thành phố.

Để thực hiện chuyển đổi số thành công, ngoài vai trò của cơ quan đầu mối, Thành phố cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, lĩnh vực, các cấp chính quyền, đặc biệt là sự ủng hộ và tham gia của người dân, doanh nghiệp.

Ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới xây dựng Chính quyền số đã có bước đột phá quan trọng như thế nào trong việc chuyển đổi số của Thủ đô? Trong thời gian qua, Hà Nội đã ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh, nhất là giải quyết thủ tục hành chính. Ông có thể nêu một vài điểm sáng ứng dụng CNTT về vấn đề này?

Ông Nguyễn Việt Hùng: Chương trình Chuyển đổi số của Thành phố gồm 3 trụ cột chính: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, chính quyền số là trụ cột giữ vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả triển khai Chương trình chuyển đổi số Thành phố. Theo đó, Thành phố đã đưa các chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động. Với việc xác định “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm khi thực hiện Chương trình Chuyển đổi số”, các chỉ tiêu, nhiệm vụ của trụ cột chính quyền số chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp được triển khai tích cực.

Thời gian qua, để đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số, với vai trò là cơ quan đầu mối, trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tham mưu Nghị quyết của Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh.
Ông Nguyễn Việt Hùng

Thực hiện chủ trương, nhiệm vụ của Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn Thành phố, Thành phố đang triển khai xây dựng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo quy định mới, đồng thời đã hoàn thành việc triển khai thí điểm kết nối cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, hỗ trợ việc xác thực thông tin công dân, giảm thành phần hồ sơ, giấy tờ liên quan đến thông tin công dân.

Chuyển đổi số là phải chuyển đổi tư duy
Năm 2023, dự kiến Hà Nội sẽ ứng dụng CNTT như thế nào trong việc xây dựng chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số, thưa ông?

Ông Nguyễn Việt Hùng: Trên cơ sở định hướng, chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, chủ đề, nhiệm vụ về ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số năm 2023 của Thành phố tập trung vào các hoạt động phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác, phân tích dữ liệu phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số với các định hướng trọng tâm: Doanh nghiệp, người dân được khai thác dữ liệu, dữ liệu mở do cơ quan Nhà nước cung cấp để phục vụ sản xuất, kinh doanh; cơ quan Nhà nước sử dụng dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định, giảm thiểu báo cáo thủ công giữa các cấp.

Các nội dung này đang được Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng dự thảo kế hoạch xây dựng chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số năm 2023. Trong đó ngoài các cơ sở dữ liệu cốt lõi do các bộ triển khai, Thành phố giao các sở tập trung các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, vừa bám sát chỉ đạo, định hướng của các cấp ủy Đảng, UBND Thành phố, vừa đảm bảo phù hợp hướng dẫn của bộ, ngành và khả thi, phù hợp tình hình của Thành phố.

Chuyển đổi số không chỉ là chuyển đổi công nghệ mà quan trọng hơn là chuyển đổi về tư duy. Để đạt được mục tiêu chuyển đổi số, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể nào, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, nhất là đối với người đứng đầu, đóng vai trò như thế nào để chuyển đổi số của Hà Nội thành công?

Ông Nguyễn Việt Hùng: Thời gian vừa qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch chỉ đạo, định hướng về đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển Thành phố thông minh, trong đó, có Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là kim chỉ nam cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong thời gian tới. Nghị quyết đã xác định quan điểm, mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; Nghị quyết đã đưa ra một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là “Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số và các mô hình kinh tế mới gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động”. Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng ban hành ngày 23/11/2022 cũng nêu rõ Vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó Thủ đô Hà Nội là đầu tàu "đi đầu trong ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, xã hội số; cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút nguồn lực đầu tư từ các  thành phần kinh tế để tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao...".

Triển khai các chủ trương, định hướng nêu trên, Thành phố đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô. Các nội dung về chuyển đổi số, đặc biệt là chính quyền số đã được xác định và lồng ghép vào các nhiệm vụ trọng tâm trong các Chương trình công tác của Thành ủy và Thành phố. Trong đó năm 2021, Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến 2030 và Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố đã được ban hành.

Để thể hiện mạnh mẽ hơn nữa quyết tâm và huy động nguồn lực của toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố, nâng cao nhận thức và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân về tính cấp thiết của chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh, xứng tầm vị thế Thủ đô, Thành ủy Hà Nội đang giao Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết của Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 

Quyết tâm xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số xứng tầm vị thế của Thủ đô - ảnh 3

Theo đó, dự thảo Nghị quyết đã thống nhất 3 quan điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong chiến lược chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh Thủ đô Hà Nội:

Thứ nhất, việc chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh phải bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và phù hợp tình hình của Thủ đô. Chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị của Thành phố chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. Người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực để chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh; tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, giám sát và vận hành Thành phố thông minh. 

Thứ hai, đảm bảo thống nhất, đồng bộ từ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển đô thị đến áp dụng các quy định, quy chế, tiêu chuẩn trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng số và hạ tầng dữ liệu. Ưu tiên chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đối với những ngành, lĩnh vực tạo thế và lực cho phát triển kinh tế - xã hội. 

Thứ ba, dựa trên nền tảng dữ liệu số và công nghệ số, phát huy lợi thế và tiềm năng con người, văn hóa và vị thế Thủ đô.
Để triển khai thực hiện hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra, Nghị quyết cũng xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Ngay khi Nghị quyết được ban hành, Thành phố sẽ tổ chức triển khai, phân công nhiệm vụ và có lộ trình cụ thể để các cấp, các ngành, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết đã đề ra.

Để triển khai hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết, ngoài sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, cần có sự tham gia, đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Đặc biệt, sự ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển hạ tầng số, các nền tảng số, nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ số cốt lõi. Phát huy vai trò dẫn dắt trong triển khai các giải pháp phục vụ xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Trân trọng cảm ơn ông! 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, việc hỗ trợ tỉnh Điện Biên đầu tư công trình trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ không những thể hiện tấm lòng của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội với đồng bào, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên, mà còn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác của 2 tỉnh, Thành phố trong thời gian tới, nhằm phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của cả nước…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

(PNTĐ) - Sáng nay 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.