Sinh con để trốn thi hành án?

Chia sẻ

PNTĐ-Một số nữ phạm nhân đã lợi dụng quy định nhân văn của Nhà nước để chạy tội, khiến những đứa con do họ sinh ra phải chịu thiệt thòi.

 
Mấy ngày qua, sự việc cháu bé Trần T.A 1 tuổi bị bạo hành gây bức xúc trong dư luận. Trước đó, cháu bé đã được đưa vào cấp cứu trong tình trạng co giật, đa chấn thương ở đầu, chân tay và bộ phận sinh dục. Các bác sỹ đã nỗ lực chăm sóc, cứu chữa, cháu bé đã dần ổn định sức khỏe và được giao cho ông bà ngoại chăm sóc.
 
Trao đổi với phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, ông Đ.V.V, ông ngoại cháu bé (hộ khẩu thường trú tại Hoàn Kiếm, HN) cho biết, từ khi xuất viện, cháu bé vẫn ăn uống kém, tinh thần hoảng hốt, hay giật mình và khóc bất thường. Ông nghỉ hưu nhưng vẫn phải đi chạy xe ôm, còn vợ ông đi rửa bát thuê, để có thêm thu nhập nuôi các cháu ăn học.
Nhắc về mẹ các cháu, ông V buồn bã kể, năm 2003, con gái ông – L.H kết hôn và có ba con nhưng sớm ly hôn vì người chồng vướng vào tù tội. Chị bế ba con về cho bố mẹ đẻ chăm sóc rồi bỏ nhà sống lang bạt hết nơi này đến nơi khác.
 
Sinh con để trốn thi hành án? - ảnh 1
Cháu T.A 1 tuổi bị bạo hành nghiêm trọng đang được
chăm sóc tại bệnh viện
 
Trong thời gian bỏ nhà đi, H có mối quan hệ với một người đàn ông tên Q và có thêm một con chung năm 2015. Không lâu sau đó, H bị cơ quan điều tra bắt giữ vì có dính líu đến ma túy. Tuy nhiên, do cháu còn nhỏ và bản thân đang mang bầu cháu T.A nên H được tại ngoại. H để con cho bố mẹ anh Q nuôi dưỡng, tiếp tục cuộc sống không nhà cửa. Là bố mẹ đẻ của H nhưng ông V không hề biết con gái đang ở đâu, làm gì, với ai. H cũng không liên lạc gì với gia đình và chu cấp tiền để nuôi dưỡng 3 con với người chồng trước. Tháng 8/2016, H bị công an quận Ba Đình bắt vì tội “Buôn bán trái phép chất ma túy” nhưng được tại ngoại vì đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng. Tiếp đó 1 tháng sau, H lại bị công an tỉnh Phú Thọ bắt với tội danh trên và lại được tại ngoại cũng vì có con nhỏ. Tháng 1/2017, H tiếp tục bị công an phường Ngô Thì Nhậm (Hai Bà Trưng, HN) bắt vì Buôn bán ma túy.
 
Đã từng có nhiều trường hợp mà người phạm tội là nữ giới đã lợi dụng tính nhân văn của pháp luật để được hoãn chấp hành hình phạt tù. Thậm chí, có đối tượng còn sinh con liên tục để kéo dài thời gian không chấp hành hình phạt. Luật sư Phan Kế Hiền, Công ty luật Hợp danh The Light, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã từng tham gia bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị T (trú tại tỉnh Điện Biên) bị cơ quan CSĐT khởi tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. T là kế toán, được giao phó nhiệm vụ quản lý quỹ của công ty. Sau đó, T đã dùng gần 1 tỷ đồng của công ty để cho vay nóng. Với hành vi trái pháp luật này, T bị kết án 15 năm tù theo Khoản 4 Điều 280 BLHS. Biết mình sắp bị kết án, T đã cố tình có thai.
 
Luật sư Hiền đã chứng kiến nhiều đứa trẻ được sinh ra vì mục đích trốn án tù của nữ bị cáo, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo hộ của đứa trẻ. Như trường hợp của cháu T.A phải sống lang bạt khắp nơi cùng mẹ. Đến khi L.H bị bắt, cháu bé được giao cho một người bạn của mẹ trông nom hộ. Chính sự chăm sóc thiếu chu đáo của người bạn đó đã khiến cháu bé bị thương tích nặng, phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Ông nội cháu bé không hay biết sự có mặt của cháu cho đến khi mẹ cháu bị bắt tạm giam. “Theo lời H nói, chúng tôi đã đi tìm cháu bé nhưng không được. Ba đứa đang tuổi ăn học, nay thêm một đứa cháu vừa 1 tuổi luôn cần bế ẵm, chúng tôi thật sự rất khó xoay xở” – ông thở dài. Đối với bị cáo T, sau này T vẫn phải chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật. Đứa con mà T sinh ra để trốn thi hành án sẽ phải lớn lên trong sự thiếu vắng tình thương và sự chăm sóc của mẹ từ khi mới 3 tuổi.  
 
Luật sư Hiền cũng phân tích, theo quy định tại Điều 22, Nghị định 144/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em và Mục 2, Luật Trẻ em 2016 quy định về Trách nhiệm của gia đình, cá nhân và cơ sở giáo dục, là mẹ đẻ nhưng chị H lại không cho cháu bé được hưởng điều kiện chăm sóc tốt nhất mà đáng lẽ ra cháu phải được hưởng. Trách nhiệm của mẹ là nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, tránh có hành vi ngược đãi, bỏ rơi con. Trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi con như không nghề nghiệp, không có tài sản, thu nhập ổn định để nuôi con, người mẹ rơi vào tệ nạn xã hội, phạm pháp… thì tòa án có thể giao con cho những người thân khác nuôi dưỡng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thay thế mẹ chăm sóc đứa trẻ được tốt. Vì thế đứa trẻ vẫn luôn là người chịu thiệt thòi.
 
“Pháp luật Việt Nam luôn đề cao tính nhân văn, tạo điều kiện cho nữ phạm nhân có cơ hội chăm sóc và nuôi con, đặc biệt trong giai đoạn sinh con và chăm con đến đủ 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu tiếp tục phạm tội hoặc cố ý cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử thì bị can vẫn bị áp dụng biện pháp tạm giam” – Luật sư Phan Kế Hiền phân tích.

Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục

“Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” - tái hiện cuộc chiến đấu vì chính nghĩa

“Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” - tái hiện cuộc chiến đấu vì chính nghĩa

(PNTĐ) - Chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” là một trong những sự kiện lớn chào mừng đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024 tại Quảng trường 7/5, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và UBND tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Ký ức Điện Biên năm xưa

Ký ức Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - 70 năm đã trôi qua song mỗi khi nhắc đến những trận đánh sân bay Mường Thanh, bảo vệ vùng trời Điện Biên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của lực lượng pháo binh, súng máy phòng không, ánh mắt Chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Văn Chứa (hiện đang sống tại thôn C17, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) lại sáng ngời.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.