Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022:

Số thí sinh vi phạm quy chế tăng gần 3 lần so với năm 2021

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, số thí sinh vi phạm quy chế cao gần 3 lần năm 2021, trong đó, đa phần thí sinh mang điện thoại vào phòng thi. Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 do Bộ GD- ĐT tổ chức vào chiều ngày 8/7 ngay sau khi kết thúc môn thi tốt nghiệp cuối cùng.

Số thí sinh vi phạm quy chế tăng gần 3 lần so với năm 2021 - ảnh 1
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT tai buổi họp báo

Nhiều thí sinh vẫn mang điện thoại vào phòng thi

Theo ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 là: hơn 1 triệu em. Trong đó, tổng số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp là 83,134, chiếm 8,29%. Tổng số thí sinh chỉ xét tuyển sinh là 39,184, chiếm 31,86%. Tổng số thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Tự nhiên là 330.357, chiếm 31,86%. Tổng số thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Xã hội là 555,878, chiếm 55,45%.

Tổng số thí sinh dự thi: 989.863 đạt tỷ lệ 98,75% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi; trong đó, môn Ngữ văn: 99,6 %; Toán: 99,59%; Khoa học Tự nhiên: 99,68%; Khoa học Xã hội: 99,59%; Ngoại ngữ: 97,2%;

Số thí sinh thuộc diện F0: 79 thí sinh của 20 Hội đồng thi, trong đó chỉ có 18 thí sinh F0 đến dự thi.

Trên cả nước có 2.243 điểm thi với tổng số 42.293 phòng thi. Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị lực lượng cán bộ, viên chức của cơ sở giáo dục đại học với tổng số 141 cơ sở giáo dục đại học, 7.248 người tổ chức tập huấn đầy đủ và kiểm tra đạt yêu cầu để bố trí tham gia các đoàn kiểm tra của Bộ GD-ĐT.

Số thí sinh vi phạm quy chế tăng gần 3 lần so với năm 2021 - ảnh 2

Đáng chú ý, trong kỳ thi năm nay, có 50 thí sinh vi phạm Quy chế thi bị đình chỉ thi (Ngữ văn: 12 thí sinh, Toán: 10 thí sinh; Khoa học tự nhiên: 10; Khoa học xã hội: 11; tiếng Anh; 07. Trong đó có 06 thí sinh mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi, 43 thí sinh mang điện thoại vào phòng thi). Số thí sinh này nhiều gấp gần 3 lần thí sinh vi phạm quy chế của năm 2021.

Bình luận về tình trạng này, ông Lê Mỹ Phong cho rằng, các thí sinh đều đã được phổ biến kỹ về quy chế thi. Thậm chí, trước khi phát đề, các giám thị cũng đã nhắc nhở thí sinh kiểm tra lại đồ dùng, vật dụng mang theo. Tuy nhiên, các thí sinh này vẫn tiếp tục để điện thoại trong người nên có thể coi là “cố tình vi phạm” và đã bị xử lý theo đúng quy định

Bác bỏ thông tin lộ đề thi Ngữ văn

Tại cuộc họp, trả lời câu hỏi về thông tin cho rằng, đề thi năm nay có nhiều  nội dung khó hơn năm 2021, phải chăng để phục vụ cho việc xét tuyển vào đại học theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, đề thi tốt nghiệp THPT được xây dựng đáp ứng yêu cầu theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đây cũng là ma trận đã được các nhà trường sử dụng để xây dựng đề thi kiểm tra, đánh giá định kỳ trong năm học. Trong bối cảnh dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT đã có các văn bản điều chỉnh nội dung dạy học. Theo đó, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu ở lớp 12. Các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch Covid-19 ở 3 năm học gần đây (2019-2020, 2020-2021 và 2021-2022) sẽ không được đưa vào đề thi.

Số thí sinh vi phạm quy chế tăng gần 3 lần so với năm 2021 - ảnh 3
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành thông tin tại buổi họp báo

Lý giải việc một trang mạng xã hội dự đoán trúng tác phẩm được ra trong đề thi tốt nghiệp, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho rằng,  đây không phải là lộ đề. Theo ông Thành, số lượng các tác phẩm trong chương trình giáo dục phổ thông là có hạn, nên có khả năng sẽ có việc dự đoán trúng tác phẩm. Tuy  nhiên, quan trọng hơn là cách đề thi hỏi câu hỏi như thế nào, theo nội dung nào… Năm nay, đề thi vẫn ra theo cấu trúc là có phần đọc hiểu và câu hỏi vận dụng để phát huy khả năng văn học của học sinh chứ không phải để kiểm tra việc thí sinh “học thuộc lòng”.

Tuy nhiên, đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho biết thêm trong tương lai, khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều bộ SGK và không cố định chỉ có một vài tác phẩm văn học cụ thể thì sẽ không còn tình trạng “đoán trúng” một tác phẩm. Ngoài ra, cách ra đề thi tới đây cũng sẽ đượ cải tiến để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Về sự cố có hai thí sinh ở Hà Nội vì đi lạc 25 km nên bị muộn giờ và không được dự thi, có ý kiến đề xuất nên chăng có thể xem xét cho các thí sinh trong trường hợp bất khả  kháng như vậy được dự thi tại các điểm thi khác, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, đây là trường hợp đáng tiếc và tới đây sẽ tiếp tục nghiên cứu để có thể có các phương án phù hợp.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, việc hỗ trợ tỉnh Điện Biên đầu tư công trình trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ không những thể hiện tấm lòng của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội với đồng bào, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên, mà còn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác của 2 tỉnh, Thành phố trong thời gian tới, nhằm phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của cả nước…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

(PNTĐ) - Sáng nay 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.