Sự giao thoa giữa hai nền văn hóa đặc sắc Pháp và Việt Nam thể hiện sức mạnh trong mối quan hệ giữa hai nước

PHẠM HẰNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sự kiện "Sắc màu Việt Nam" và lễ hội ẩm thực “Dạo chơi nước Pháp” diễn ra tối 14/4 nằm trong chuỗi sự kiện đặc biệt kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp. Tại sự kiện công chúng được thưởng thức chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, phối hợp giữa phong cách cổ điển Pháp và văn hoá Hà Nội - Việt Nam.

Sự kiện "Sắc màu Việt Nam" trưng bày 80 gian hàng giới thiệu văn hóa, ẩm thực, sản phẩm du lịch của Hà Nội và các địa phương. Còn lễ hội ẩm thực “Dạo chơi nước Pháp” có sự tham gia của gần 50 nhà hàng, đơn vị nhập khẩu, nhãn hàng, các hiệp hội ngành hàng hoa quả và thịt nguội Pháp…

Sự giao thoa giữa hai nền văn hóa đặc sắc Pháp và Việt Nam thể hiện sức mạnh trong mối quan hệ giữa hai nước - ảnh 1
Chương trình nghệ thuật khai mạc sự kiện "Sắc màu Việt Nam" và lễ hội ẩm thực “Dạo chơi nước Pháp".

Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: “Sau 2 kỳ tổ chức thành công năm 2018 và năm 2020, lần này sẽ tập trung mang tới cho người dân Thủ đô và du khách những hương vị tuyệt vời của nền ẩm thực tinh tế bậc nhất thế giới, trải nghiệm các sản phẩm công nghệ, cũng như nội thất Pháp thông qua các gian hàng và các doanh nghiệp pháp tiêu biểu. Hai sự kiện "Sắc màu Việt Nam" và lễ hội "Dạo chơi nước Pháp" là món quà đầy ý nghĩa của tình hữu nghị, là điểm nhấn của giao thoa văn hóa với thông điệp đậm nét về hợp tác và hòa bình phát triển và hướng tới tương lai".

Sự kiện “Sắc màu Việt Nam” và lễ hội “Dạo chơi nước Pháp” là sự giao thoa giữa hai nền văn hóa đặc sắc, đồng thời thể hiện sức mạnh trong mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam.

Ông Nicolas Warnery, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam cho biết: “Sau 3 năm bị gián đoạn bởi dịch bệnh, chúng ta 1 lần  nữa được tổ chức sự kiện 'Dạo quanh nước Pháp', xung quanh chúng ta có các gian hàng của lễ hội nhưng đồng thời cũng có những gian hàng của sự kiện 'Sắc màu Việt Nam'. Hai sự kiện này dường như giao thoa với nhau, thể hiện sức mạnh trong mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam. Trong năm 2020, lễ hội đã thu hút hơn 100.000 du khách đến thăm, giới thiệu các sản phẩm chất lượng, đổi mới của Pháp. Sự kiện "Dạo quanh nước Pháp" năm nay cũng là dịp để chúng ta thiết lập mối quan hệ hợp tác và chúng ta có thể thăm gian hàng của Cemaris- đơn vị đang phát triển dự án chợ đầu mối tại Hà Nội”.

Ngay trong buổi khai mạc sự kiện "Sắc màu Việt Nam" và lễ hội ẩm thực “Dạo chơi nước Pháp”, công chúng còn được thưởng thức chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, phối hợp giữa phong cách cổ điển Pháp và văn hóa Hà Nội - Việt Nam, quy tụ các bài hát Pháp, các bài hát Pháp lời Việt và một số ca khúc về Hà Nội, Việt Nam. Thông qua đó, chương trình giới thiệu văn hóa, con người, đất nước cũng như tình hữu nghị lâu bền của hai quốc gia.

Lễ hội ẩm thực “Dạo chơi nước Pháp” có sự tham gia của gần 50 nhà hàng, nhà nhập khẩu và nhãn hàng đại diện cho nghệ thuật sống kiểu Pháp. Người dân có cơ hội thưởng thức các sản phẩm chất lượng cao như sữa, chocolate, bánh mì, pho mát, thịt nguội, trái cây, rượu vang… đến từ Pháp. Đặc biệt, các đầu bếp người Pháp sẽ trực tiếp trình diễn phong cách ẩm thực của quốc gia này ngay trên phố đi bộ. Một số sản phẩm sẽ được trưng bày để bán tại sự kiện.

Sự giao thoa giữa hai nền văn hóa đặc sắc Pháp và Việt Nam thể hiện sức mạnh trong mối quan hệ giữa hai nước - ảnh 2
Các đại biểu tham quan các gian hàng. Ảnh: TTXVN

Song song với các gian hàng ẩm thực của hai quốc gia, các chương trình văn hóa nghệ thuật phong phú giữa Việt Nam và Pháp sẽ diễn ra tại lễ hội, cùng với nhiều hoạt động đa dạng như chiếu phim Pháp, lớp hội họa và nhảy hip-hop... Chương trình sẽ diễn ra đến hết ngày 16/4 tại phố đi bộ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.