Tài hoa trên đôi tay mềm

Chia sẻ

PNTĐ-Sinh ra ở làng nghề truyền thống, nhiều người phụ nữ ở các thế hệ khác nhau đều chung quyết tâm nối nghiệp cha ông và mang hoài bão đưa nghề phát triển lên tầm cao mới.

 
1 Ở làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, chị Hoàng Thị Khương, Chủ tịch Hội Người Khuyết tật Huyện, nữ nghệ nhân nghề thêu tay duy nhất của huyện Thường Tín gắn mình với cây kim, sợi chỉ từ nhỏ. Năm lên 7, lên 8 chị đã được mẹ - thế hệ thứ 3 trong gia đình làm nghề thêu - truyền dạy những đường kim đầu tiên. Đôi chân chị bị tật nguyền từ nhỏ, cha mẹ chị mong muốn chị theo nghề truyền thống của làng để nuôi sống bản thân.
 
Chị Khương đã gửi tình yêu nghề vào khung thêu và đường kim mũi chỉ, biến những sản phẩm thêu thương mại thành các tác phẩm nghệ thuật. Những bức tranh phong cảnh, khắc họa chân dung, qua đôi bàn tay điêu luyện của chị, đã trở nên sinh động, màu sắc tự nhiên. Người phụ nữ ấy khắt khe với chính bản thân mình, mỗi sợi chỉ tơ được tách làm đôi, làm ba, càng mảnh thì đường thêu càng mịn, nhuyễn và mềm mại. 
 
Tài hoa trên đôi tay mềm - ảnh 1
Nữ nghệ nhân Hoàng Thị Khương 

 
Trong những nỗ lực giữ lại nghề truyền thống, cùng với những nghệ nhân tài hoa cao tuổi trong làng, chị Khương quyết định vừa làm nghề vừa mở các lớp đào tạo, truyền nghề cho thế hệ sau, trong đó chú trọng đến phụ nữ có hoàn cảnh như mình.   
 
2 Vũ Như Quỳnh SN 1986, hiện là Giám đốc công ty TNHH MTV Gốm sứ Vạn An Lộc, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Quỳnh đã có ý tưởng đưa hoa văn mang họa tiết đặc trưng của người Việt vào gốm dưới dạng đắp nổi 3D. Gần 3 năm trời, Quỳnh gặp không ít thất bại. Quỳnh đã gần như ăn ngủ trong xưởng gốm, cẩn thận ghi chép từng công đoạn, tỷ mỉ điều chỉnh công thức đất, cách gia giảm pha màu men, nhiệt độ lò nung... Rồi, một ngày, sản phẩm gốm sứ đắp nổi 3D đầu tiên ra lò thành công. 
 
Tài hoa trên đôi tay mềm - ảnh 2
8X Vũ Như Quỳnh

 
Từ đó, Quỳnh tiếp tục sản xuất nhiều sản phẩm đắp nổi 3D với họa tiết đặc trưng dân tộc Việt như hoa mẫu đơn, đào, công, rồng chầu mặt nguyệt… bảo tồn nước men rạn ở các bình gốm cổ xưa. Quỳnh thực hiện tiếp kỹ thuật khó hơn là dát vàng lên sản phẩm. Nhờ đó, gốm sứ của công ty Vạn An Lộc đã tăng giá trị, vừa mang nét truyền thống, vừa đẹp kiểu hiện đại. 
 
Năm 2018, Vũ Như Quỳnh được Hội LHPN Hà Nội biểu dương vì có sản phẩm sáng tạo gốm thết bằng quỳ vàng, đắp nổi hoa văn tinh xảo. 
 
3 Có thể thấy, với đôi bàn tay khéo léo, tài năng và sự say nghề, nhiều chị đã gắn liền sự nghiệp của mình với tên đất, tên làng như chị Hà Thị Vinh - nghệ nhân gốm sứ làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm); chị Nguyễn Thị Vui - người con của làng nghề khảm trai Chuyên Ngọ (huyện Phú Xuyên); chị Nguyễn Thị Tâm - nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), chị Phan Thị Thuận - Nghệ nhân Ưu tú làng nghề dệt Phùng Xá (huyện Mỹ Đức)…
 
Các chị đã góp phần gìn giữ, phát huy tinh hoa nghề, trở thành những hạt nhân của Hội làng nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội, CLB Nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa các quận, huyện, thành phố Hà Nội.
 
 
Hoàng Lan - Đức Hạnh 

Tin cùng chuyên mục

“Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” - tái hiện cuộc chiến đấu vì chính nghĩa

“Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” - tái hiện cuộc chiến đấu vì chính nghĩa

(PNTĐ) - Chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” là một trong những sự kiện lớn chào mừng đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024 tại Quảng trường 7/5, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và UBND tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Ký ức Điện Biên năm xưa

Ký ức Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - 70 năm đã trôi qua song mỗi khi nhắc đến những trận đánh sân bay Mường Thanh, bảo vệ vùng trời Điện Biên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của lực lượng pháo binh, súng máy phòng không, ánh mắt Chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Văn Chứa (hiện đang sống tại thôn C17, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) lại sáng ngời.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.