Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm:

“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tết ông Công ông Táo là nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt. Từ những ngày trước đó, Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã triển khai tuyên truyền tới cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân với thông điệp “Thả cá đừng thả túi nilon” và được đông đảo cán bộ, hội viên hưởng ứng.

Hưởng ứng phong trào “phòng chống rác thải nhựa”, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các ao, hồ trên địa bàn quận, ngày 2/2, tức ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển Xanh và Keep Hanoi Clean (KHC) tổ chức sự kiện làm sạch sông, ao, hồ nhân dịp Tết Ông Công Ông Táo năm 2024 tại Đình Chèm, Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội với thông điệp: “Cứu dòng nước, rước ông Táo”.

“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân - ảnh 1
Hiện nay, người dân đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hộp nhựa để thả cá

Theo bà Đỗ Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm, vào dịp trước Tết và lễ ông Công ông Táo, người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung có phong tục thả cá xuống sông, ao, hồ với quan niệm dân gian là cá chép sẽ hóa rồng đưa ông Táo về trời và đồng thời đem lại thành công, thịnh vượng cho gia chủ. Tuy nhiên, khi người dân thả cá và đồ cúng thường thả cùng với túi nilon, hoặc vứt bỏ lại túi nilon ở bờ sông, bờ hồ.

Đây là năm thứ Ba, Hội LHPN quận đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển Xanh thuộc Liên hiệp các hội khoa học và công nghệ Việt Nam tổ chức sự kiện ông Công, ông Táo nhằm nhắc nhở người dân không xả rác xuống sông sau khi thả cá, đồng thời thu gom lại túi nilon thay vì thả xuống sông. Sự kiện này có ý nghĩa giáo dục, nâng cao ý thức của người dân về tác hại của rác thải nhựa trong ngày lễ ông Công ông Táo.

“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân - ảnh 2
Cán bộ, hội viên túc trực hướng dẫn người dân thả cá an toàn và vứt rác đúng nơi quy định

Sau khi thắp hương ông Công ông Táo, chị Nguyễn Thị Hà ở xã Hải Bối, huyện Đông Anh mang ba con cá chép vàng để ra sông thả. Chị rất bất ngờ khi ở cổng Đình Chèm có biển hướng dẫn người dân thả cá, pano tuyên truyền người dân không nên thả túi nilon xuống sông và một bao tải đựng rác được treo sẵn ở đó để người dân bỏ vào. “Trước đây, người dân hay đứng ở cầu Long Biên thả cá xuống, sau đó vứt túi nilon ở ngay trên cầu, trông rất bẩn và mất vệ sinh. Năm nay, tôi cầm cả khay đựng cá kèm túi nilon, nên không cần bỏ lại túi nilon nhưng thấy, việc làm này của Hội Phụ nữ rất hữu ích. Người dân không chỉ được hướng dẫn về cách thả cá an toàn mà còn giữ gìn vệ sinh ao hồ, sông nước, đảm bảo mỹ quan khu vực” - chị Hà nói.

“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân - ảnh 3
Lan toả thông điệp "cứu dòng nước, rước ông Táo"

Anh Trần Văn Thành, ở Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm cùng con lên khúc sông ở Đình Chèm để thả cá phóng sinh. Anh Thành cho biết, mọi năm, anh đều phóng sinh cá ở đây. Để cẩn thận và dạy con bài học về đảm bảo vệ sinh môi trường, chống rác thải nhựa, anh mang sẵn chậu đi thả cá. Với những túi nilon, anh gom lại rồi bỏ vào thùng rác. “Tôi muốn giúp con hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời, dạy con bài học về giữ gìn vệ sinh môi trường” - anh Thành cho biết.

Trao đổi với phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, bà Đặng Thị Liễu, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Tổ dân phố Đình, phường Thuỵ Phương cho biết, từ chiều 1/2/2024, người dân đã lác đác thả cá, do đó, ngay từ chiều hôm qua, các hội viên phụ nữ đã treo băng rôn, pano tuyên truyền người dân không thả rác ra sông, để sẵn bao tải đựng rác ngay ở chỗ bậc thang lên xuống sông. “Trong chiều qua, người dân đã thả cá khá nhiều. Chúng tôi thu gom được 4 bao tải rác thải” - bà Liễu cho biết.

“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân - ảnh 4
Cán bộ, hội viên phụ nữ túc trực từ sáng sớm đến tối muộn tại các điểm thả cá để hướng dẫn người dân thả cá không thả túi nilon

Chị Lê Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội LHPN phường Thụy Phương cho biết, Đình Chèm là nơi linh thiêng, nên hàng năm, người dân vẫn thường ra đây để thả cá về trời sau khi cúng ông Công, ông Táo. Nhiều trường hợp người dân sau khi thả cá đã vứt túi nilon ngay dưới sông, gây ô nhiễm môi trường. Năm nay, người dân được tuyên truyền vận động nên không xả rác ra sông sau khi thả cá. “Chương trình giúp người dân hiểu và ý thức về việc bảo vệ môi trường” - chị Thu Hà cho biết.

Đến nay, sau 3 năm thực hiện chương trình, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường đã nâng lên đáng kể. Chị Hà cho biết, nhiều người dân đã mang chậu nhựa, chậu inox đựng cá nên không có nhiều rác nilon như mọi năm. Ngoài ra, rất nhiều người tự giác mang túi nilon sau khi thả cá gom vào các tải đựng mà Hội Phụ nữ để sẵn chứ không vứt ra bờ sông như mọi năm, nên việc thu gom không quá vất vả. “Hiện Hội Phụ nữ phân bổ ở 3 điểm mà người dân thường xuyên thả cá là Dốc Đình Chèm, Bến phà Chèm cũ và 1 điểm ở đầu cống Liên Mạc 2. Trong các ngày từ 1/2 đến 2/2, Hội LHPN các phường huy động hơn 10 người túc trực tại các điểm thả cá để vận động người dân vừa thả cá vừa bảo vệ môi trường, với phương châm “thả cá, đừng thả túi nilon, để bảo vệ môi trường” - chị Thu Hà cho biết.

“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân - ảnh 5
Tại một số ao hồ trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, cán bộ, hội viên cũng nhiệt tình hưởng ứng phong trào

Phong trào “thả cá không thả túi nilon” còn được Hội LHPN các phường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm nhiệt tình hưởng ứng. Tại các ao, hồ trên địa bàn phường Xuân Đỉnh, Xuân Tảo, Cổ Nhuế, Liên Mạc,… cán bộ, hội viên phụ nữ túc trực để hướng dẫn người dân bỏ rác đúng nơi quy định; để sẵn các dụng cụ thu gom rác để người dân bỏ rác; treo băng rôn tuyên truyền “cứu dòng nước, rước ông Táo”, “chung tay giảm thiểu rác thải nhựa”, “thả cá đừng thả túi nilon” để nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường…

Một số hình ảnh của chương trình:

“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân - ảnh 6
“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân - ảnh 7
“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân - ảnh 8
“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân - ảnh 9
“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân - ảnh 10
“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân - ảnh 11
Các tình nguyện viên hỗ trợ nhặt rác dưới sông
“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân - ảnh 12
“Thả cá không thả túi nilon” - thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân - ảnh 13
Những bao tải rác sẽ được đưa đi xử lý

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.