Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải xem việc chăm lo cho trẻ em khuyết tật là trách nhiệm chính trị

HẢI NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6/1950 - 1/6/2025), sáng 1/6, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, tặng quà chúc mừng học sinh 2 trường học đặc biệt của thành phố Hà Nội là Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu và Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn.

Cùng đi với đồng chí Tổng Bí thư có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Trợ lý Tổng Bí thư, Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư Tô Ân Xô; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà…

 

Thay mặt hai nhà trường báo cáo, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu cho biết, mặc dù là học sinh khuyết tật nhưng hằng ngày, các em đều được học tập, vui chơi trong sự tôn trọng, bình đẳng, được yêu thương để phát triển toàn diện, tự tin hòa nhập.

Mỗi giáo viên nơi đây không chỉ là người dạy chữ mà còn là người bạn, người truyền cảm hứng, là "đôi mắt", “đôi tai” dẫn lối cho các em học sinh khiếm thị, khiếm thính.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải xem việc chăm lo cho trẻ em khuyết tật là trách nhiệm chính trị - ảnh 1
Cô và trò trường trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu và trường PTCS Xã Đàn chào mừng Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Tại chương trình gặp mặt được tổ chức ở Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu đã được xem các em học sinh thể hiện tài năng nghệ thuật với các tiết mục hòa tấu âm nhạc, nhảy hiện đại rất sinh động.

Phát biểu chúc mừng các em học sinh, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những nỗ lực của các thầy cô giáo, các em học sinh, đội ngũ cán bộ công nhân viên của hai trường đặc biệt, trong suốt mấy chục năm qua để đưa hai nhà trường trở thành không chỉ là cơ sở giáo dục, mà còn là mái nhà chung đầy tình yêu thương, nơi các thầy cô không chỉ dạy chữ, mà còn dạy các em cách vượt qua những khó khăn mà học sinh bình thường không phải đối mặt, vượt qua giới hạn thông thường và vươn lên làm chủ cuộc đời.

Đồng chí Tổng Bí thư đặc biệt khen ngợi những thành tích mà thầy cô giáo và học sinh hai trường đã đạt được trong những năm vừa qua với nhiều thành tích xuất sắc.

Đồng chí Tô Lâm nhắn nhủ các em học sinh: “Dù con đường các cháu đi có nhiều gập ghềnh, chông gai, khó khăn hơn những người bình thường khác, nhưng tôi tin rằng, với sự dũng cảm, ý chí quyết tâm, tràn đầy hy vọng, lòng tự trọng, vượt lên chính mình, với tinh thần lạc quan, các cháu sẽ từng bước cùng thầy cô, bạn bè, gia đình vượt qua mọi khó khăn và vươn tới thành công. Hãy luôn tin rằng, các cháu không đơn độc, không là thiểu số, các cháu là những công dân đầy đủ trong đời sống xã hội. Đảng, Nhà nước, thầy cô, cha mẹ và toàn xã hội luôn đồng hành, luôn dõi theo và tiếp sức cho các cháu bằng tất cả tình yêu thương và trách nhiệm”.

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các bộ, ngành, chính quyền các cấp và toàn xã hội cần hành động mạnh mẽ hơn nữa, phải xem việc chăm lo cho trẻ em khuyết tật là trách nhiệm chính trị, là cam kết nhân đạo và cũng là thước đo cho sự văn minh, tiến bộ của đất nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, với chính quyền các địa phương để nhân rộng mô hình các trường có chức năng tương tự Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu và Xã Đàn hoặc các trường chuyên đặc biệt khác để có thể tạo "ngôi nhà" cho các cháu khuyết tật bẩm sinh như khiếm thính, khiếm thị, thiểu năng trí tuệ, tự kỷ, ảnh hưởng chất độc màu da cam và các trường hợp khuyết tật khác... để các cháu có cơ hội, điều kiện hoạt động, hội nhập trong cộng đồng, dù là cộng đồng nhỏ; để tất cả các cháu khuyết tật bẩm sinh không bị bỏ lại phía sau.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải xem việc chăm lo cho trẻ em khuyết tật là trách nhiệm chính trị - ảnh 2
Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan Ngôi nhà nghệ thuật dành cho học sinh khiếm thị của Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý 4 vấn đề cần làm cho trẻ em khuyết tật.

Một là, xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ cho giáo dục đặc biệt, trong đó gắn kết giữa nhà trường với bệnh viện, trung tâm trị liệu, cơ sở năng khiếu, phục hồi chức năng và hướng nghiệp.

Hai là, tăng cường đào tạo giáo viên chuyên biệt, cán bộ trị liệu, tâm lý học đường; phát triển hệ thống học liệu, thiết bị dạy học phù hợp với từng dạng tật.

Ba là, hỗ trợ tài chính, học bổng, bảo hiểm và phương tiện học tập cho học sinh khuyết tật ở cả thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Bốn là, thiết lập các trung tâm hỗ trợ giáo dục đặc biệt, phát triển các mô hình trường học thân thiện, cơ sở vật chất tiếp cận với mọi dạng khuyết tật.

Đồng chí Tô Lâm cũng đề nghị các nhà trường cần chủ động kết nối với bệnh viện, các tổ chức y tế, các cơ sở giáo dục nghệ thuật - thể thao - nghề nghiệp để xây dựng môi trường học tập đa chiều, giúp các cháu không chỉ học chữ mà còn học nghề, học làm người, học sống hạnh phúc.

Đối với các bậc cha mẹ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhắn gửi: “Xin đừng mặc cảm vì con mình khuyết tật, hãy dành tình yêu thương lớn hơn cho các cháu, cùng cộng đồng thu hẹp tối đa khoảng cách được chăm sóc, học hành, chữa trị bệnh so với các trẻ bình thường khác. Các cháu rất cần được yêu thương, được công nhận, được kỳ vọng và hơn hết là được đồng hành. Gia đình là hậu phương vững chắc để các cháu tự tin bước ra xã hội”.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tặng quà cho các học sinh và hai nhà trường; trong phần quà của Tổng Bí thư đặc biệt có một cây đàn Piano và hai cây đàn guitar.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố cũng đã tặng quà cho học sinh hai trường.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải xem việc chăm lo cho trẻ em khuyết tật là trách nhiệm chính trị - ảnh 3
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng thầy cô và học sinh Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu và Trường PTCS Xã Đàn. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Thay mặt học sinh hai trường phát biểu cảm ơn, em Vũ Minh Tú, lớp 9A1, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu cho biết, chuyến thăm và tặng quà của Tổng Bí thư Tô Lâm vào đúng Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 là món quà tinh thần vô giá đối với các em.

“Những phần quà, cùng lời động viên của bác Tổng Bí thư không chỉ là niềm vui mà còn là động lực lớn giúp chúng em thêm tự tin, vững bước trên con đường phía trước”, em Vũ Minh Tú chia sẻ.

Em Hoàng Thùy Chi, lớp 6A3 đã tặng đồng chí Tô Lâm bức tranh do em vẽ, từng đoạt giải thưởng trong một cuộc thi gần đây.

Tin cùng chuyên mục

Báo chí khẳng định vai trò đi trước mở đường, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí khẳng định vai trò đi trước mở đường, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Chiều 19/6, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu cơ quan báo chí, biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô; trao giải Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Báo Phụ nữ Thủ đô lan tỏa gương người tốt, việc tốt, hành động nhân văn trong xã hội

Báo Phụ nữ Thủ đô lan tỏa gương người tốt, việc tốt, hành động nhân văn trong xã hội

(PNTĐ) - Trong dấu mốc 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô tự hào đóng góp 4 thập kỷ trưởng thành và phát triển. Từ một xuất phát điểm gần như không có gì, “tòa cũng không mà soạn cũng không”, chỉ với ý chí và nghị lực phi thường của những cán bộ, phóng viên được giao nhiệm vụ, với lòng yêu nghề tha thiết và khát khao mang lại sự bình yên cho cộng đồng, nhất là những phụ nữ yếu thế, mà Báo Phụ nữ Thủ đô đã trở thành người bạn tin cậy, người đồng hành sẻ chia của bạn đọc trong từng bước trưởng thành.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người sáng lập, nhà báo vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người sáng lập, nhà báo vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Trong lịch sử 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (CMVN), Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ thiên tài mà còn là người sáng lập ra nền báo chí CMVN. Với sự nghiệp 50 năm làm báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một nhà báo lỗi lạc với khoảng 2.000 bài báo và 100 bút danh khác nhau. Những tư tưởng của Người đã trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển báo chí CMVN, đóng góp lớn vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và phát triển đất nước.
MTTQ phải tiếp tục là hạt nhân tập hợp mọi tầng lớp nhân dân khơi lên trách nhiệm, khát vọng phát triển Thủ đô  ​

MTTQ phải tiếp tục là hạt nhân tập hợp mọi tầng lớp nhân dân khơi lên trách nhiệm, khát vọng phát triển Thủ đô ​

(PNTĐ) - 6 tháng đầu năm, Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực, dù khối lượng công việc lớn, đặc biệt là sắp xếp lại tổ chức bộ máy và giảm từ 526 xuống còn 126 đơn vị hành chính cấp xã. Việc này được triển khai đúng mục tiêu, tổ chức lại không gian phát triển của các đơn vị hành chính mới, bảo đảm đủ dư địa để phát triển và nhận được sự đồng thuận cao từ nhân dân. Trong kết quả chung của thành phố có vai trò rất lớn của MTTQ và các tổ chức thành viên.
Kỷ niệm 100 năm ngày báo chí Cách mạng Việt Nam: Hội LHPN Hà Nội gặp mặt phóng viên báo chí theo dõi hoạt động Hội

Kỷ niệm 100 năm ngày báo chí Cách mạng Việt Nam: Hội LHPN Hà Nội gặp mặt phóng viên báo chí theo dõi hoạt động Hội

(PNTĐ) - Kỷ niệm 100 năm ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), sáng 18/6, Hội LHPN Hà Nội gặp mặt phóng viên báo chí theo dõi hoạt động Hội. Tham dự buổi gặp mặt có đồng chí Lê Kim Anh - Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Thành phố Hà Nội, đồng chí Phạm Thị Mỹ Hoa - Phó Chủ tịch Hội LHPN, đồng chí Lê Quỳnh Trang - Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô cùng các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố.