Từ ngày 1/1/2025, Hà Nội có 56 đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hôm nay (1/1-2025), Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025 chính thức có hiệu lực thi hành.Theo đó, 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội sẽ đi vào hoạt động.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm này, 12 tỉnh, thành phố đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với sự đồng thuận rất cao của người dân. Bộ máy hành chính mới sẵn sàng vận hành phục vụ nhân dân từ ngày 1/1/2025.

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, trong đợt này, thành phố Hà Nội thực hiện sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã của thành phố. Hiện các công việc đã hoàn tất, bộ máy 56 đơn vị hành chính cấp xã mới sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025 với sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị cũng như trong nhân dân.

Chủ tịch UBND phường Bách Khoa (mới) Hoàng Thị Tuyết Lan cho biết: “Từ ngày 1/1/2025 không còn phường Cầu Dền nên trụ sở giải quyết thủ tục hành chính ở 39 phố Lê Thanh Nghị - trụ sở UBND phường Bách Khoa; còn khối Đảng, đoàn thể chuyển về trụ sở Đảng ủy - UBND phường Cầu Dền (cũ). Phường đã ban hành thông báo địa điểm làm việc của Đảng ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và UBND phường Bách Khoa cho người dân nắm được để thực hiện các công việc, đặc biệt là giải quyết thủ tục hành chính”.

Theo sắp xếp đơn vị hành chính, có 7 tổ dân phố phường Cầu Dền nhập vào phường Bách Khoa. Từ trước ngày 25/12/2024, các cán bộ chuyên môn đã thực hiện việc rà soát các giấy tờ, hồ sơ về địa giới hành chính và đến ngày 31/12/2025 lại rà soát lần cuối để tổ chức tiến hành bàn giao giữa 2 chủ tịch của 2 phường. Đặc biệt, sau sắp xếp, có 6 công chức (thuộc các lĩnh vực: Tư pháp, tài chính, địa chính, văn phòng…) của phường Cầu Dền được điều động sang phường Bách Khoa, do đó, phường Bách Khoa đã chủ động bố trí chỗ ngồi làm việc cho các công chức này, đồng thời phân công công việc theo vị trí việc làm.

Từ ngày 1/1/2025, Hà Nội có 56 đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động - ảnh 1
Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại UBND Phường 6 (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) trước thời điểm phường này sáp nhập với Phường 7. (Ảnh QUANG QUÝ)

Với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, Chủ tịch UBND phường Bách Khoa Hoàng Thị Tuyết Lan khẳng định: “Ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức phường Bách Khoa (mới) đi làm bình thường, không nghỉ Tết Dương lịch để chuyển bàn ghế, máy tính…, vào các phòng, bảo đảm từ ngày 2/1/2025 là bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ luôn".

Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch (mới) Lê Tất Thành cho hay, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội phường Trúc Bạch đã xây dựng và ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm tập trung thực hiện ngay các nhiệm vụ, không để gián đoạn công việc từ ngày 2/1/2025, nhất là các công việc liên quan đến việc thực hiện các thủ tục hành chính, chuyển đổi các loại giấy tờ của người dân theo quy định…

Bà Hoàng Thị Dung, Quyền Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Bắc, cho biết: “Lúc mới thực hiện sát nhập, khó tránh khỏi một số xáo trộn phiền hà đối với người dân trong hiệu đính lại một số giấy tờ và thủ tục hành chính liên quan. Lãnh đạo phường Thanh Xuân Bắc đã chủ động, tích cực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất trong công tác sắp xếp đơn vị hành chính theo chỉ đạo Trung ương, Thành phố và quận Thanh Xuân.

UBND phường Thanh Xuân Bắc cam kết tạo thuận lợi nhất cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện việc chuyển đổi giấy tờ; không thu các loại lệ phí khi thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính. Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa chuyển đổi thì các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đây theo đơn vị hành chính cũ nếu chưa hết thời hạn theo quy định vẫn được tiếp tục sử dụng”.

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ đổi mới sáng tạo và Bình đẳng giới

Phụ nữ đổi mới sáng tạo và Bình đẳng giới

(PNTĐ) - Đổi mới, sáng tạo và Bình đẳng giới là nền tảng vững chắc cho tương lai. Vai trò của phụ nữ trong đổi mới sáng tạo không chỉ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn là nền tảng cho sự tiến bộ xã hội toàn diện. Việc tạo điều kiện và khuyến khích phụ nữ tham gia vào đổi mới sáng tạo sẽ thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho mọi người, mọi nhà.
Những dấu ấn nổi bật của ngành Tuyên giáo Thủ đô năm 2024

Những dấu ấn nổi bật của ngành Tuyên giáo Thủ đô năm 2024

(PNTĐ) - Năm 2024, ngành Tuyên giáo Hà Nội đã làm tốt vai trò tham mưu chỉ đạo, định hướng hiệu quả công tác tuyên truyền, báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, nhất là tổ chức thành công nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử trọng đại của thành phố Hà Nội, của đất nước.
Hôm nay (1/1/2025), Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách vượt trội

Hôm nay (1/1/2025), Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách vượt trội

(PNTĐ) - Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đã được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 28/6/2024, gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012), bám sát 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật và 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định với nhiều nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực cùng nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước và của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 (trừ 5 nội dung có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025) thay thế Luật Thủ đô số 25/2012/QH13.
Khai thác tiềm năng du lịch dược liệu của vùng đất Tây Nam Bộ

Khai thác tiềm năng du lịch dược liệu của vùng đất Tây Nam Bộ

(PNTĐ) - Khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng dược liệu tại các tỉnh Tây Nam Bộ là chương trình của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là các loại hình du lịch gắn với nông nghiệp, dược liệu và bảo tồn thiên nhiên. Thông qua các hoạt động khảo sát và tìm hiểu thực tế, các doanh nghiệp lữ hành và cơ quan quản lý du lịch đã có cơ hội tiếp cận và đánh giá chính xác hơn về tiềm năng du lịch của vùng đất Tây Nam Bộ.