Văn hóa Việt Nam hút khách tại Làng Pháp ngữ ở Paris

Theo Báo Nhân Dân
Chia sẻ

(PNTĐ) - Diễn ra trong 5 ngày từ 2-6/10, những hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng như không gian triển lãm trưng bày phong phú của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và bạn bè quốc tế tại Làng Pháp ngữ ở thủ đô Paris.

 

Là một sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 diễn ra tại Pháp sau 33 năm, Làng Pháp ngữ được tổ chức ở Trung tâm 104 ở Paris (trung tâm văn hóa, nghệ thuật và triển lãm). Tham dự có đại diện của hơn 30 quốc gia trong Cộng đồng Pháp ngữ từ nhiều khu vực trên thế giới.

Tại Làng Pháp ngữ, mọi người có cơ hội khám phá những không gian triển lãm độc đáo, những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc, những buổi giao lưu trao đổi, hội thảo, hội nghị... góp phần củng cố hơn nữa tình đoàn kết giữa các quốc gia Pháp ngữ.

Văn hóa Việt Nam hút khách tại Làng Pháp ngữ ở Paris - ảnh 1
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tới thăm Không gian văn hóa Việt Nam tại Làng Pháp ngữ ở Paris (Ảnh: Khải Hoàn)

Với chủ đề "Sự hòa nhập văn hóa toàn cầu", Làng Pháp ngữ được thiết kế theo phương thức quy tụ nhiều hoạt động đa chiều và đầy màu sắc, góp phần làm nổi bật di sản của mỗi nước tham gia, cũng như khả năng kết nối với thế giới hiện đại và kỹ thuật số, phương tiện tương tác mới cho các quốc gia có sử dụng tiếng Pháp trong bối cảnh hiện nay.

Thành phố Hà Nội là đại diện của Việt Nam tại sự kiện này, tổ chức Không gian văn hóa Việt Nam trong đó có triển lãm với tên gọi "Thăng Long hội tụ." Tại đây giới thiệu những di sản của văn hóa Việt Nam gồm những di sản vật thể, di sản phi vật thể, di sản tư liệu thế giới, cùng với các địa danh như công viên địa chất toàn cầu, khu sinh quyền được UNESCO công nhận.

Văn hóa Việt Nam hút khách tại Làng Pháp ngữ ở Paris - ảnh 2
Bà Karine Yris, Giám đốc phụ trách phát triển thương mại và bảo trợ văn hóa - nghệ thuật của Trung tâm 104, được trải nghiệm làm tranh Đông Hồ (Ảnh: Minh Duy)

Một trong những hoạt động hút khách nhất là giới thiệu những tinh hoa của làng nghề Việt Nam tại đất Thăng Long Hà Nội, với những sản phẩm gốm, lụa. Cùng với đó là những trải nghiệm với di sản: tương tác trải nghiệm in tranh dân gian Đông Hồ của Việt Nam và hoa văn trên bia tiến sĩ của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội) cho biết, trong những ngày vừa qua, Không gian văn hóa Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn bè quốc tế tới tham quan Làng Pháp ngữ, nhất là không gian văn hóa nghệ thuật với cây đàn bầu, vốn là một bản sắc đáng tự hào của Việt Nam.

Khi tới Không gian văn hóa của Việt Nam, Thủ tướng Luxembourg đã được nghe tiếng đàn bầu và nhớ lại những kỷ niệm về chuyến thăm Việt Nam và được Thủ tướng Phạm Minh Chính đón tiếp, cũng như cùng thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Bộ trưởng Văn hóa Congo cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với văn hóa và không gian triển lãm về con người Việt Nam.

Văn hóa Việt Nam hút khách tại Làng Pháp ngữ ở Paris - ảnh 3
Trình diễn Quan họ Bắc Ninh, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2009 (Ảnh: Khải Hoàn)

Không gian triển lãm văn hóa Việt Nam cũng thu hút được tình cảm của đông đảo bà con kiều bào và các bạn thanh niên sinh viên Việt Nam đang theo học tại Pháp. Mọi người đều có một cảm xúc tự hào về tinh thần và văn hóa Việt Nam được trưng bày tại Làng Pháp ngữ.

Bà Karine Yris, Giám đốc phụ trách phát triển thương mại và bảo trợ văn hóa - nghệ thuật, cho biết: Trung tâm 104 Paris là một trong những trung tâm triển lãm văn hóa - nghệ thuật hàng đầu của thủ đô Paris. Sự hiện diện của Việt Nam tại Làng Pháp ngữ là một vinh dự đối với chúng tôi. Các bạn đã có những màn trình diễn nghệ thuật vô cùng đặc sắc với nhiều loại nhạc cụ âm nhạc nhạc truyền thống độc đáo. Thật thú vị, hôm nay tôi cũng có dịp được trải nghiệm làm tranh Đông Hồ của Việt Nam dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân Việt Nam.

Văn hóa Việt Nam hút khách tại Làng Pháp ngữ ở Paris - ảnh 4
Khách tham quan dành những tràng pháo tay không ngớt cho các tiết mục biểu diễn văn hóa đặc sắc của Việt Nam (Ảnh: Minh Duy)

Trong khung cảnh đầy màu sắc tại Làng Pháp ngữ, khách tham quan có thể giao lưu với đại diện của mỗi quốc gia, khám phá sự phong phú của chương trình đa ngành kết hợp sân khấu, hòa nhạc, trải nghiệm sống động, nghệ thuật kỹ thuật số, nhiếp ảnh, điện ảnh...

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật, các cuộc hội thảo, tọa đàm cùng những buổi giao lưu tại các gian hàng quốc tế và địa phương đã tạo nên một không gian "đượm màu Pháp ngữ."

Được khởi xướng vào năm 2008 tại Hội nghị thượng đỉnh tại Québec (Canada), từ đó đến nay, Làng Pháp ngữ luôn được nước chủ nhà tổ chức cùng Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp. Đây không chỉ là nơi người dân địa phương có cơ hội khám phá sự đa dạng văn hóa của cộng đồng Pháp ngữ, mà còn là điểm gặp gỡ và kết nối các nền văn minh trên thế giới.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tự hào, xúc động cùng câu chuyện lịch sử của “Hà Nội- Bản hùng ca phố”

Tự hào, xúc động cùng câu chuyện lịch sử của “Hà Nội- Bản hùng ca phố”

(PNTĐ) - "Hà Nội - Bản hùng ca phố" diễn ra tối 10/10 tại Hoàng Thành Thăng Long với âm nhạc và những câu chuyện, đã giúp người xem nhớ đến những ngày tháng lịch sử anh dũng mà hào hoa của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hoà bình, sáng tạo và phát huy nét văn hoá của Hà Nội phố, để Hà Nội xứng đáng là Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo.
Xây dựng Thủ đô xứng tầm trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

Xây dựng Thủ đô xứng tầm trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

(PNTĐ) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", sớm trở thành Thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển đặc sắc, hài hòa, thật sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, văn minh của nhân loại; có trình độ phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Mốc son mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước

Mốc son mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước

(PNTĐ) - "Chúng ta mãi mãi không bao giờ quên thời khắc lịch sử sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân lớn, mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. Hơn bốn mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức, hân hoan trong rừng cờ hoa, hừng hực khí thế “Trùng trùng quân đi như sóng/lớp lớp đoàn quân kéo về…/ Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về/ Cả cuộc đời tươi vui từ đây”.
​  Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

​ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) là Chương trình có quy mô cấp quốc gia, là hoạt động chính, quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động kỷ niệm theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương.