Xây dựng lộ trình chính sách phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam 2022

TIỂU LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 2/12, Hội nghị điện gió Việt Nam diễn ra do Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu và Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (EVNPECC4) đồng tổ chức nhằm phát triển doanh nghiệp và hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh để đạt tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Xây dựng lộ trình chính sách phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam 2022 - ảnh 1
Các chuyên gia thảo luận tại hội nghị (ảnh Tiểu Linh)

Tại buổi hội nghị đầu tiên ngày 1/12, dự thảo Quy hoạch Điện VIII (QHĐ VIII) đặt ra mục tiêu là 7 GW điện gió ngoài khơi và 21 GW điện gió trên bờ vào năm 2030. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên tốt nhất trên toàn cầu. Việt Nam có hệ thống cảng biển tự nhiên phù hợp cho các dự án điện gió ngoài khơi và một lực lượng lao động có nhiều kỹ năng được chuyển giao từ lĩnh vực dầu khí. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới việc tạo môi trường thuận lợi cho chuyển dịch năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, một lợi thế khác là Việt Nam có đường bờ biển dài và nguồn gió ngoài khơi đủ lớn. 

Xây dựng lộ trình chính sách phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam 2022 - ảnh 2

Ông David Waayers, Cộng sự tại ERM Việt Nam (ảnh Tiểu Linh)

Phát biểu tại hội nghị, ông David Waayers, Cộng sự tại ERM Việt Nam đưa ra các báo cáo ngắn gọn về việc cấp phép đã thực hiện ở các quốc gia khác đối với điện gió ngoài khơi (ĐGNK) và các khuyến nghị cho Việt Nam. Theo ông David Waayers, để thực dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam cần có phương pháp hợp tác tốt với cả trong và ngoài nước. Ông David Waayers cho rằng, Việt Nam cần có quyền độc quyền địa điểm triển khai là đáy biển chỉ dành cho hoạt động phát triển điện gió ngoài khơi và cần được sửa đổi trong “Nghị định 11” hiện hành.

Bên cạnh đó cần có sự phối hợp với cơ quan chuyên trách đối thoại tư nhân/chính phủ – tăng cường hợp tác thông qua Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG); Ranh giới biển giữa các tỉnh nên được làm rõ với thông tin đầu vào từ các quy hoạch biển hiện có; Một số chính sách dầu khí hiện tại có thể được áp dụng hoặc sửa đổi để phù hợp với điện gió ngoài khơi và cùng một số khuyến nghị khác.

Xây dựng lộ trình chính sách phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam 2022 - ảnh 3
Ông Mark Leybourne, Trưởng chương trình Điện gió ngoài khơi, World Bank (WB) phát biểu trực tuyến (ảnh Tiểu Linh)

Thảo luận trực tuyến, ông Mark Leybourne, Trưởng chương trình Điện gió ngoài khơi, World Bank (WB) đề xuất một lộ trình thích hợp cho Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu của QHĐ 8 trước năm 2030. Hội đồng năng lượng điện gió toàn cầu (GWEC) khuyến nghị nên xây dựng Cơ chế chuyển tiếp trong năm 2023 để đảm bảo cho đợt dự án ĐGNK đầu tiên quy mô 4 GW, tiếp theo là triển khai Đấu thầu cạnh tranh trong năm 2026 để đảm bảo triển khai đợt dự án quy mô 3 GW còn lại.

Xây dựng lộ trình chính sách phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam 2022 - ảnh 4
Quang cảnh hội nghị

Một cơ chế mua sắm đơn giản, triển khai nhanh chóng: Do cần nhiều thời gian để xây dựng cơ chế và thực hiện đấu thầu hiệu quả đối với các dự án điện gió ngoài khơi (thường là 3-4 năm), GWEC đề xuất phát triển các dự án đầu tiên với quy mô 4-5 GW qua hình thức cơ chế chuyển tiếp triển khai sẵn sàng trong 1-3 năm tới;

Một lộ trình rõ ràng để triển khai phương thức đấu thầu vào giữa thập kỷ này, phát đi tín hiệu rõ ràng về lịch trình mua sắm đầu tư dài hạn và có đủ thời gian để xây dựng hướng dẫn, quy định, tiêu chí đánh giá cũng như các yếu tố khác trong thiết kế đấu thầu.

Một quy trình cấp phép rõ ràng, có phối hợp và hợp lý để đảm bảo các dự án có thể được triển khai đúng hạn, đảm bảo có độc quyền không gian biển để phát triển dự án; điều này cũng yêu cầu thành lập một cơ quan cấp phép/phát triển tập trung, có tổ chức hợp lý trong chính phủ, đơn vị này có thể giám sát các giấy phép và phê duyệt cần thiết từ nhiều cơ quan công quyền khác nhau, tập trung vào việc triển khai, thu thập và phối hợp tham vấn và lấy ý kiến;

Xây dựng lộ trình chính sách phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam 2022 - ảnh 5

Một phương pháp tiếp cận quy hoạch không gian biển (QHKGB) cho phép xây dựng cơ chế tinh gọn để đảm bảo dự án có thể được triển khai trong vài năm tới, đồng thời xây dựng một khuôn khổ chi tiết hơn để đảm bảo quy hoạch điện gió ngoài khơi trung hạn trơn tru và giảm thiểu xung đột giữa các đối tượng sử dụng đại dương;

Cải thiện khả năng vay vốn cho hợp đồng mua bán điện (PPA) để thu hút tài chính quốc tế, đây là việc cần thiết để thu hút lượng vốn đầu tư lớn cho lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Các ngân hàng và tổ chức trong nước có thể không cấp đủ vốn cho một lĩnh vực mới như ĐGNK, đặc biệt là với hạn mức cho vay hiện tại;

Quy hoạch lưới điện và nâng cấp hệ thống vận hành để tạo điều kiện tích hợp cho ĐGNK, có cân nhắc tới vị trí (gần trung tâm phụ tải điện, ví dụ như phía bắc và phía nam), khung thời gian được quản lý thích hợp để đảm bảo triển khai đúng thời hạn và hướng dẫn rõ ràng về yêu cầu đối với đơn vị phát triển; Chính phủ cũng nên cân nhắc cơ chế cụ thể về khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào hệ thống truyền tải để giải quyết các thách thức về truyền tải trong thời gian tới.

Một cơ chế mua sắm đơn giản, triển khai nhanh chóng: Do cần nhiều thời gian để xây dựng cơ chế và thực hiện đấu thầu hiệu quả đối với các dự án điện gió ngoài khơi (thường là 3-4 năm), GWEC đề xuất phát triển các dự án đầu tiên với quy mô 4-5 GW qua hình thức cơ chế chuyển tiếp triển khai sẵn sàng trong 1-3 năm tới;

Một lộ trình rõ ràng để triển khai phương thức đấu thầu vào giữa thập kỷ này, phát đi tín hiệu rõ ràng về lịch trình mua sắm đầu tư dài hạn và có đủ thời gian để xây dựng hướng dẫn, quy định, tiêu chí đánh giá cũng như các yếu tố khác trong thiết kế đấu thầu...

 
 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Các phường, xã nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Hà Nội: Các phường, xã nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

(PNTĐ) - Những ngày này, cùng với cả nước, 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp sau thời gian chạy thử nghiệm. Theo ghi nhận, các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công tại các xã, phường Hà Nội nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin chính thức về ba vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm: phản ứng của Việt Nam trước việc tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); tình hình hỗ trợ công dân Việt Nam tại Iran và Israel; và diễn biến tiếp theo sau điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên quan đến chính sách thuế đối ứng giữa hai nước.
Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

(PNTĐ) - Sáng 3/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2025 – 2030 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy UBND thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn dự và chỉ đạo tại Đại hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

(PNTĐ) - Chiều ngày 2/7, tại Trụ sở phường Đống Đa, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri 11 phường (Ba Đình, Ngọc Hà, Giảng Võ, Đống Đa, Kim Liên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Láng, Ô Chợ Dừa, Hai Bà Trưng, Vĩnh Tuy, Bạch Mai), báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.