Kỳ họp thứ 11, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI nhiệm kỳ 2021-2026:

Xem xét, thông qua Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 10/3, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, UBND TP trình HĐND Thành phố xem xét, thông qua nội dung Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của TP Hà Nội giai đoạn 2022-2025, định hướng giải giai đoạn 2026-2030.

Xem xét, thông qua Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công  - ảnh 1
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu trình bày Tờ trình của UBND TP Hà Nội

Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu trình bày Tờ trình của UBND TP Hà Nội, cụ thể hóa các quy định của T.Ư, trong Chương trình số 02-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về "Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu qua, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2021-2025”, đã xác định: Việc nâng cao hiệu quả trong quan lý, sử dụng và khai thác tài sản cộng của thành phố Hà Nội là nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo.

Vì vậy, việc xây dựng "Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của TP Hà Nội giai đoạn 2022-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030" để có đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công của TP, nhận diện những khó khăn, vướng mắc, tồn tại hạn chế và nguyên nhân.

Trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả tài sản công, phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng; đồng thời rà soát phát huy các nguồn lực từ tài sản cộng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô theo chỉ đạo của Thành ủy tại Chương trình số 02-CTr/TU ngày 17/3/2021 và Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 31/5/2021 là hết sức cần thiết.

Mục tiêu cụ thể của Đề án là hệ thống đầy đủ, cơ bản đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp để xử lý, khắc phục và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội. Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công của Thành phố. 

Theo quy định Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, tài sản cộng là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm 7 nhóm: (1) Tài sản cộng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (nhà, đất, ô tô, tài sản khác); (2) Tài sản cộng tại doanh nghiệp (nhà, đất, ô tô, tài sản khác); (3) Tài sản kết cấu hạ tầng; (4) Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước; (5) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật; (6) Đất đai, tài nguyên; (7) Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước.

Trong tờ trình, UBND TP cũng chỉ ra, đối với nhóm tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước và nhóm tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật, đây là các nhóm tài sản chỉ xuất hiện trong giai đoạn hình thành tài sản công; sau khi tài sản được giao, xử lý theo văn bản của cơ quan/người có thẩm quyền (Quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản của dự án Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản) sẽ được quản lý, sử dụng và khai thác theo cơ chế áp dụng cho từng nhóm tài sản công khác.

Bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng đối với nhóm tài sản là tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước được thực hiện theo pháp luật về ngân sách và pháp luật có liên quan, định kỳ hàng năm được thực hiện quản lý, sử dụng, báo cáo, quyết toán công khai đầy đủ, theo quy định. Do vậy, Đề án sẽ không đề cập đến 3 nhóm này.

Phạm vi Đề án gồm 4 nhóm tài sản công gồm: (1) Nhà; (2) Đất đai; (3) Tài sản kết cấu hạ tầng và (4) Tài sản khác. Trong đó, tập trung đi sâu, phân tích, đánh giá, kiến nghị giải pháp đối với 2 nhóm chủ yếu là quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của TP và đất đai.

Xem xét, thông qua Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công  - ảnh 2
Quang cảnh hội nghị

Tờ trình của UBND TP cũng chỉ rõ, quan điểm của TP Hà Nội khẳng định, quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của TP là trách nhiệm của các cấp, các ngành thuộc TP, các chủ thể và cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản công nhằm thực hiện tốt hơn các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Tài sản công của TP phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định.

Công tác quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường. Công tác quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Thành phố xác định trong giai đoạn 2022-2025, tài sản công của TP đã có cơ sở dữ liệu tập trung được cập nhật đầy đủ và chính xác theo quy định. 100% tài sản chuyên dùng của TP được cấp có thẩm quyền phê duyệt tiêu chuẩn, định mức.

Đẩy nhanh tiến độ rà soát, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của TP, đảm bảo đạt tỷ lệ tối thiểu 90% đối với các cơ sở nhà, đất chưa được phê duyệt mới.

Xử lý, khắc phục dứt điểm các vi phạm, tồn tại trong quản lý, sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của TP giao cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác trên cơ sở quy định của T.Ư và TP.

Chấm dứt tình trạng sử dụng tài sản công để cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết không đúng quy định. 100% tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án.

Căn cứ quy định của Chính phủ, các cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng của TP hoàn thành việc rà soát, phân loại 100% tài sản kết cấu hạ tầng hiện có để thực hiện việc quản lý, sử dụng theo quy định. Nghiên cứu phương án khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường Vành đai 4 Thủ đô để tạo vốn phát triển hạ tầng giao thông.

Tiếp nhận để quản lý và từng bước sử dụng, khai thác hiệu quả đối với 05 nhóm quỹ đất khai thác giai đoạn 2022-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030.

Giải pháp chung là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về tài sản công theo hướng rõ ràng, thống nhất, đồng bộ: Tập trung kiến nghị T.Ư tháo gỡ những nội dung còn vướng mắc trên thực tiễn, chưa thống nhất giữa pháp luật về tài sản công và pháp luật liên quan. Tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung quy định của TP về tài sản công để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra. Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công theo tinh thần Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

Thống kê, hệ thống hóa đầy đủ, chính xác thông tin, dữ liệu về tài sản công với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin: Đẩy nhanh tiến độ rà soát, phân loại, hoàn thiện hồ sơ pháp lý về tài sản công; Xây dựng Cơ sở dữ liệu quản lý tập trung, thống nhất tài sản công của TP, đảm bảo đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công và có chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan làm cơ sở tăng cường hiệu lực quản lý, hoạch định. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo và công khai tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công.

Kiện toàn, đổi mới mô hình, bộ máy cơ quan quản lý tài sản công và đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý tài sản công. Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cộng đồng.

Phát huy vai trò của cấp ủy, HĐND và Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý tài sản công. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, chuyên đề và đột xuất.


Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.