Tập huấn cho phụ nữ về ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

M.CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng ngày 6/9, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức tập huấn "Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm" cho 170 người là ban quản trị và thành viên hợp tác xã do nữ tham qia quản lý, tổ hợp tác, tổ liên kết và thành viên CLB nữ doanh nghiệp huyện Phú Xuyên.

Tập huấn cho phụ nữ về ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm - ảnh 1
Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Xuyên Đỗ Thị Thanh Xuân phát biểu khai mạc buổi tập huấn

Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”; Kế hoạch số 235/KH-ĐCT ngày 21/3/2023 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 3/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 01).

Giảng viên tại chương trình là bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm doanh nghiệp Hội nhập và phát triển - Chủ tịch sáng lập Check VN.

Tại buổi tập huấn, bà Phạm Thị Lý đã thông tin đến các đại biểu tham dự về ứng dụng công nghệ CheckVN vào triển khai hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý. Đồng thời, giới thiệu về việc xây dựng hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc, chống giả; sử dụng tem thông minh chống hàng giả và truy xuất nguồn gốc.

CheckVN là một hệ thống thông tin phản hồi nhanh, bao gồm tem chứa mã QR bảo mật hai lớp, kết hợp với thiết bị di động có cài ứng dụng để truy cập vào một trung tâm dữ liệu có năm cơ sở dữ liệu quản lý độc lập.

Tập huấn cho phụ nữ về ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm - ảnh 2
Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm doanh nghiệp Hội nhập và phát triển - Chủ tịch sáng lập Check VN làm giảng viên tại buổi tập huấn

Sau khi người dùng quét QR code bằng di động, tín hiệu được chuyển đến trung tâm dữ liệu để xác thực các đoạn mã. Cứ thế đến cuối cùng, hệ thống sẽ trả về kết quả liệu sản phẩm đó có chính hãng hay không. 

Theo đó, mã QR truy xuất nguồn gốc giúp người mua hàng nắm được quá trình hình thành ấn phẩm; mã QR chống hàng giả giúp người mua hàng xác thực được thật/ giả của ấn phẩm; thu thập tự động thông tin người sở hữu sản phẩm… Vì thế, mã QRcode không chỉ giúp người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi mua sắm, mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng hơn trong công tác chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang diễn ra trên thị trường nhằm tạo nên một môi trường kinh doanh, mua sắm thông minh, an toàn và minh bạch.

Theo bà Phạm Thị Lý, hiện nay có hơn 3.500 doanh nghiệp và 16.000 sản phẩm ở 43 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã ứng dụng công nghệ CheckVN như: Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đắk Nông,… 

Hệ thống chống giả đã áp dụng cho các lĩnh vực: Khoá cửa, nội thất, dầu nhờn, thuốc, mỹ phẩm, ấn phẩm (checkvn book), đá quý, cổ vật...

Tập huấn cho phụ nữ về ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm - ảnh 3
170 người là ban quản trị và thành viên hợp tác xã do nữ tham qia quản lý, tổ hợp tác, tổ liên kết và thành viên CLB nữ doanh nghiệp huyện Phú Xuyên tham dự buổi tập huấn

Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”; Kế hoạch số 235/KH-ĐCT ngày 21/3/2023 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 3/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 01) có mục tiêu nâng cao vai trò, nhận thức và trách nhiệm của hội viên, phụ nữ và xã hội về các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (trên địa bàn thành phố trong giai đoạn mới.

Đồng thời, phát huy nội lực của các thành viên Hợp tác xã trong xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ; thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, việc làm; nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong khu vực kinh tế tập thể. 

Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

Đồng thời, ưu tiên các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm làng nghề đặc trưng của Hà Nội; dịch vụ du lịch trải nghiệm; ứng dụng khoa học công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thăm, trao quà động viên cán bộ, người lao động công ty môi trường

Thăm, trao quà động viên cán bộ, người lao động công ty môi trường

(PNTĐ) - Sáng ngày 16/9/2024, Ban Thường trực Uỷ Ban MTTQ Việt Nam Quận, Hội LHPN quận Đống Đa đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà động viên cán bộ, công nhân viên lao động Xí nghiệp thoát nước số 4 và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội chi nhánh Đống Đa – đơn vị chủ lực làm công tác vệ sinh môi trường, phối hợp với các lực lượng của Quận và phường thu gom rác thải, dọn cây xanh gãy, đổ trên địa bàn Quận sau cơn bão số 3.
Hội LHPN Hà Nội kêu gọi cán bộ, hội viên tích cực tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

Hội LHPN Hà Nội kêu gọi cán bộ, hội viên tích cực tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

(PNTĐ) - Hưởng ứng Phát động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội "Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3”, Hội LHPN Hà Nội đã tuyên truyền, kêu gọi, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân dân Thủ đô tích cực tham gia hoạt động tổng vệ sinh môi trường trong ngày 14-15/9/2024.
Đa dạng các hoạt động hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão số 3 và phòng, chống lũ lụt

Đa dạng các hoạt động hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão số 3 và phòng, chống lũ lụt

(PNTĐ) - Trong những ngày qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội vẫn đang tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm khắc phục hậu quả bão số 3 và hỗ trợ người dân phòng, chống lũ lụt; hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của; khẩn trương ổn định đời sống hội viên phụ nữ, Nhân dân trên địa bàn.