Triển lãm “Di sản tư liệu hình ảnh động trong quảng bá du lịch Việt Nam”

Chia sẻ

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 25 Hiệp hội các Viện Lưu trữ Nghe Nhìn Đông Nam Á – Thái Bình Dương tại Việt Nam (SEAPAVAA), ngày 22/5 Viện Phim Việt Nam khai mạc triển lãm “Di sản tư liệu hình ảnh động trong quảng bá du lịch Việt Nam”.

Triển lãm “Di sản tư liệu hình ảnh động trong quảng bá du lịch Việt Nam” là hoạt động mở đầu Hội nghị SEAPAVAA diễn ra từ ngày 22 đến 27/6, tại Hà Nội. Triển lãm giới thiệu khoảng 120 ảnh bối cảnh quay đặc sắc tại các vùng miền của Việt Nam là những tư liệu, hình ảnh sưu tầm và đang lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãmCác đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm (Ảnh: KB)

Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam quảng bá những thành công trong lĩnh vực lưu trữ điện ảnh mà còn mở ra cơ hội tăng cường giao lưu, kết nối giữa các đơn vị sản xuất và lưu trữ điện ảnh trong nước và nước ngoài. Đồng thời, đây cũng là dịp để quảng bá nền điện ảnh, qua đó quảng bá tiềm năng du lịch của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Thông tin tại Lễ khai mạc Triển lãm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cho rằng, di sản tư liệu hình ảnh động là kho báu, là nguồn tài nguyên vô giá về phi vật thể, văn hóa, nghệ thuật, tạo ra sức truyền cảm mạnh mẽ cho người xem về đất nước con người, văn hóa, lịch sử Việt Nam. Những hình ảnh này khi được trình chiếu ở những sự kiện và thời điểm có ý nghĩa quan trọng sẽ là cơ hội để những giá trị đó được truyền tải tới công chúng.

Triển lãm giới thiệu khoảng 120 ảnh bối cảnh quay đặc sắc tại các vùng miền của Việt Nam là những tư liệu, hình ảnh sưu tầm và đang lưu trữ tại Viện Phim Việt NamTriển lãm giới thiệu khoảng 120 ảnh bối cảnh quay đặc sắc tại các vùng miền của Việt Nam là những tư liệu, hình ảnh sưu tầm và đang lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam (Ảnh: KB)

Đối với du lịch, ông Siêu nhấn mạnh, những tư liệu này không chỉ có giá trị về văn hóa nghệ thuật, đây còn là tài nguyên để lưu truyền mãi mãi và sau mỗi lần sử dụng, giá trị của tài nguyên lại được tăng lên. Thông qua những hình ảnh này, du khách trên thế giới có thêm thông tin và khát khao mong muốn đến khám phá các vùng miền tại Việt Nam. Việc phối hợp khai thác nguồn tư liệu này vào phát triển và quảng bá du lịch là vô cùng cần thiết, có hiệu quả và sẽ bền vững.

Phó Viện trưởng Viện Phim Việt Nam Ngô Đặng Trà My cho biết, với khả năng phổ biến rộng rãi, gần gũi thực tế, tư liệu hình ảnh động có sức lan tỏa vượt biên giới, đến được với mọi đối tượng, Triển lãm với mong muốn điện ảnh trở thành cầu nối giao lưu văn hóa giữa các nước, đưa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn với đông đảo người xem trong nước và quốc tế, thúc đẩy phát triển du lịch nước nhà.

Để phù hợp với tình hình dịch COVID-19, Ban Tổ chức sẽ đăng tải online toàn bộ không gian triển lãm trên trang thông tin điện tử của Viện Phim Việt Nam, Facebook và Youtube. 

HOÀNG ANH HOA

Tin cùng chuyên mục

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
“Trại hè đặc biệt” của con và bố

“Trại hè đặc biệt” của con và bố

(PNTĐ) - Nghệ sĩ Trung Ruồi xem Bố ơi mình đi đâu thế? là cơ hội quý giá để cha con cùng nhau khám phá và lưu giữ những ký ức tuổi thơ tươi đẹp. Một "trại hè đặc biệt" - nơi có tiếng cười, sự sẻ chia và những khoảnh khắc gắn bó không thể nào quên. Anh cho rằng, đôi khi hạnh phúc chỉ đơn giản là cùng con đi chơi và cùng nhau lớn lên.
Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

(PNTĐ) - Tình yêu giữa người và trí tuệ nhân tạo tưởng chừng là một khái niệm viễn tưởng xa vời, nhưng trở thành "có thật" trong Tiểu thuyết Người tình của Elara. Ở đó, mối tình chạm đến nỗi cô đơn sâu kín nhất của con người hiện đại, thì thầm với độc giả một điều: “Hãy yêu lại chính mình, từ đoạn đời đã từng tổn thương”.