10 bộ phim đặc sắc tham gia Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững: Lên tiếng cho mai sau

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ ngày 30/10-3/11/2024 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội sẽ diễn ra Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững: Lên tiếng cho mai sau do Goethe Institut Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức.

Liên hoan phim giới thiệu 10 bộ phim tài liệu đặc sắc và ấn tượng, kể những câu chuyện về cách con người trên toàn thế giới đấu tranh và thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của môi trường và xã hội. Các bộ phim được chọn trình chiếu là những mảnh ghép của bức tranh đa chiều về phát triển bền vững, thể hiện sức mạnh của phim tài liệu trong việc nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng hành động để thay đổi cách chúng ta sống hôm nay, để tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau.

10 bộ phim đặc sắc tham gia Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững: Lên tiếng cho mai sau  - ảnh 1
Buổi họp báo giới thiệu LHP

Ba trong số các buổi chiếu phim sẽ có thêm phần hỏi đáp và thảo luận cùng các đạo diễn phim tài liệu, chuyên gia trong lĩnh vực phát triển bền vững nhằm khai mở những góc nhìn mới, khơi gợi các cuộc trò chuyện sâu sắc hơn về chủ đề của Liên hoan phim.

Trailer giới thiệu LHP 

Đặc biệt , trong buổi chiếu bế mạc liên hoan phim vào chiều Chủ nhật, ngày 3/11, LHP sẽ chào đón đạo diễn phim tài liệu người Đức Franziska von Stenglin tham dự buổi chiếu bộ phim tài liệu “Pa Va Heng - The Dust of Modern Life” của cô. Sau buổi chiếu, Franziska von Stenglin sẽ chia sẻ về những thôi thúc đã đưa cô từ châu Âu đến rừng già Tây Nguyên tại Việt Nam để làm phim. Trước đó một ngày, Franziska von Stenglin sẽ giao lưu với các nhà làm phim tại Hà Nội qua workshop "Đạo diễn phim và nhân vật chính: Hành trình tạo nên những câu chuyện bền vững" do cô hướng dẫn, bên cạnh sự tham gia của hai đạo diễn phim tài liệu Hà Lệ Diễm và Đỗ Thu Hiền. Workshop sẽ diễn ra vào thứ Bảy, ngày 2/11 lúc 9h tại Trung tâm TPD, 18A Ngô Tất Tố, Văn Miếu, Đống Đa.

10 bộ phim đặc sắc tham gia Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững: Lên tiếng cho mai sau  - ảnh 2
Từ nước Đức, nữ đạo diễn Franziska von Stenglin tham gia họp báo trực tuyến

Tham dự buổi họp báo giới thiệu LHP thông qua hình thức trực tuyến, từ Đức, nữ đạo diễn đã có những chia sẻ thú vị về quá trình làm bộ phim tài liệu này tại Việt Nam. Mặc dù không biết tiếng Việt, nhưng Franziska von Stenglin đã nhận được sự hỗ trợ rất nồng nhiệt của địa phương để hoàn thành bộ phim của mình. Chị cũng đặc biệt ấn tượng về văn hóa Tây Nguyên trong quá trình làm việc tại đây. "Pa Va Heng- The Dust of Modern Life" (tên tiếng Việt: Bụi của cuộc sống hiện đại) là một bộ phim nói về mong muốn được rút lui khỏi nhịp sống đương đại của con người. Mỗi năm một lần, Liêm, một chàng trai trẻ người dân tộc Sêđăng, cùng bạn bè lui vào rừng rậm ở vùng núi trung du Việt Nam. Họ bỏ lại sau lưng cuộc sống bình thường - gia đình, điện thoại thông minh, xe máy, công việc gia đình và công việc đồng áng vất vả - để vào sống trong khu rừng nguyên sinh như tổ tiên từng làm: săn bắn và hái lượm.

10 bộ phim đặc sắc tham gia Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững: Lên tiếng cho mai sau  - ảnh 3
Các khách mời chia sẻ về dự án phim cũng như LHP ý nghĩa này 

Khai mạc LHP diễn ra vào ngày 30/10 với phim"Carbon Xanh: Sức mạnh thiên nhiên ẩn giấu" (đạo diễn: Nicolas Brown, Anh Quốc). Phim với giọng thuyết minh của Jayda Guy, một nhà sản xuất âm nhạc được đề cử giải Grammy, DJ và là nhà hoạt động về môi trường, "Carbon Xanh: Sức mạnh thiên nhiên ẩn giấu" là phim tài liệu về môi trường sử dụng âm nhạc của RZA từ nhóm Wu-Tang Clan và có sự tham gia của Seu Jorge.

10 bộ phim đặc sắc tham gia Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững: Lên tiếng cho mai sau  - ảnh 4
Hình ảnh phim"Carbon Xanh: Sức mạnh thiên nhiên ẩn giấu"

Trải dài khắp Hoa Kỳ, Senegal, Việt Nam, Pháp, Colombia và Brazil, bộ phim khám phá vai trò của các hệ sinh thái ven biển trong việc lưu trữ các nguồn carbon. Những nguồn "Carbon xanh" này, bao gồm đầm lầy nước mặn, các loại cỏ biển, và rừng ngập mặn, đang nổi lên trở thành những yếu tố rất quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu. Bộ phim đưa ra một góc nhìn đầy hy vọng về hoạt động vì môi trường cũng như sự giao thoa giữa âm nhạc và khoa học trong việc bảo tồn sinh thái.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.