20 đơn vị tham gia Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức đã thu hút 20 đơn vị nghệ thuật Kịch nói trong và ngoài công lập với hơn 1000 diễn viên tham gia.

Liên hoan diễn ra từ ngày 11/6 đến ngày 26/6 với 23 vở diễn, mang đến cho khán giả yêu kịch những sản phẩm nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của nền nghệ thuật biểu diễn Việt Nam.

Mỗi đơn vị được tham gia 1 vở diễn. Trường hợp đơn vị nghệ thuật công lập có nhiều đoàn, số lượng vở diễn có thể tham gia Liên hoan tương ứng với số đoàn. Đơn vị có trách nhiệm hoàn thiện vở diễn đạt chất lượng chuyên môn nghệ thuật.

Nghệ sĩ, diễn viên đóng vai chính, thứ chính phải là những người được đào tạo chuyên môn, chuyên ngành hoặc đã tham gia biểu diễn nghệ thuật Kịch nói liên tục từ 03 năm trở lên của đơn vị nghệ thuật có tư cách pháp nhân. Nghệ sĩ, diễn viên đóng vai chính, thứ chính tham gia không quá 2 vở diễn tại Liên hoan.

Đối với vở diễn, không hạn chế về đề tài. Vở diễn tham gia Liên hoan phải được cơ quan chức năng phê duyệt công diễn trước 15 ngày Khai mạc Liên hoan.

Trường hợp đặc biệt, đơn vị gửi bản ghi hình vở diễn có chất lượng cao về Cục Nghệ thuật biểu diễn để Ban Tổ chức xem xét, quyết định. Mỗi vở diễn có thời lượng từ 90 phút đến 150 phút không kể thời gian giải lao (nếu có).

Tham gia Liên hoan là những vở diễn được dàn dựng mới hoặc những vở diễn được phục dựng với đội ngũ sáng tạo mới từ năm 2017 đến nay; vở diễn chưa tham gia các Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội chuyên ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và địa phương tổ chức.

20 đơn vị tham gia Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024 - ảnh 1
Công tác chuẩn bị cho liên hoan kịch nói năm nay được triển khai chu đáo.

Không sử dụng kịch bản sáng tác trước năm 2005 và kịch bản của nước ngoài. Trường hợp kịch bản sáng tác trước năm 2005 sau khi đã chỉnh lý cho phù hợp với hiện tại phải có sự đồng ý của tác giả (hoặc người đại diện hợp pháp) được phép tham gia Liên hoan.

Nội dung vở diễn không trái với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; không xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; không ngược với ý chí và nguyện vọng của Nhân dân. Khuyến khích vở diễn có nội dung hưởng ứng Cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về "Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế".

20 đơn vị tham gia Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024 - ảnh 2
Vở kịch Bến nước thời gian

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông nhấn mạnh, Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 là một trong những hoạt động cụ thể triển khai, thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ Nghị quyết của Đảng đã đề ra nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; đồng thời là hoạt động góp phần đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng về "Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiếp thu tinh hoa nhân loại; phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc" và nhiệm vụ chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021.

Liên hoan kịch nói toàn quốc 2024 nhằm phát hiện những tìm tòi, sáng tạo mới trong lao động nghệ thuật, tôn vinh những tài năng sân khấu kịch nói, từ đó tìm ra các giải pháp và phương thức hoạt động phù hợp thúc đẩy sự phát triển của sân khấu kịch nói nước nhà dựa trên chức năng nhiệm vụ, điều kiện thực tế của mỗi đơn vị nghệ thuật.

Đây cũng là dịp để các đơn vị nghệ thuật tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên kế cận; là cơ hội để nghệ sĩ, diễn viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Điều thú vị về tác giả nhí đoạt giải Nhất cuộc thi “Báo chí lan tỏa tinh hoa, khơi nguồn sáng tạo”

Điều thú vị về tác giả nhí đoạt giải Nhất cuộc thi “Báo chí lan tỏa tinh hoa, khơi nguồn sáng tạo”

(PNTĐ) - Tác giả nhí Mầu Tuệ An đoạt giải nhất cuộc thi “Báo chí lan tỏa tinh hoa, khơi nguồn sáng tạo” được đánh giá là một đại diện tiêu biểu của thế hệ thiếu niên hiện đại với tư duy sâu sắc, cảm xúc tinh tế và tinh thần công dân đầy trách nhiệm. Điểm ấn tượng ở tác phẩm dự thi của Mầu Tuệ An là thay vì chọn hình thức bài viết truyền thống, em đã mạnh dạn thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình qua một video sáng tạo, mang tính biểu đạt cao.
Tái hiện hành trình 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam bằng nghệ thuật

Tái hiện hành trình 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam bằng nghệ thuật

(PNTĐ) - Tối 19/6, chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm” đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô. Sự kiện do Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội, nhằm tái hiện hành trình 100 năm lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam bằng ngôn ngữ nghệ thuật giàu cảm xúc.
BTV, MC Anh Thư: Làm báo với tôi là một “cơ duyên“!

BTV, MC Anh Thư: Làm báo với tôi là một “cơ duyên“!

(PNTĐ) - Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 hằng năm là dịp để tôn vinh những người làm báo. Với các nhà báo nữ, họ không chỉ xuất sắc trên mặt trận văn hóa tư tưởng mà còn là những người mẹ đảm đang, làm tốt vai trò trong gia đình. Nhân dịp này, BTV, MC Anh Thư của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (PT&TH Hà Nội) có những chia sẻ với Báo Phụ nữ Thủ đô về chuyện phụ nữ làm báo.
Nơi kết nối văn hóa truyền thống và hiện đại

Nơi kết nối văn hóa truyền thống và hiện đại

(PNTĐ) - Hà Nội đang tập trung hiện thực hóa khát vọng đưa công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mới và là đòn bẩy để Hà Nội khẳng định vị thế trong Mạng lưới các TP sáng tạo của UNESCO mà trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.