40 năm, bao lần gặp lại vẫn "rưng rưng..."

Chia sẻ

PNTĐ-Sáng 28/4/2019, tại Hội trường Thành Uỷ Hà Nội, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 40 năm ngày hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu tại Campuchia.

 
Lễ kỷ niệm 40 năm ngày hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu tại Campuchia, với sự tham gia của hơn 200 cựu chiến binh là người Hà Nội, đã từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại mặt trận Tây Nam Campuchia. Tại buổi lễ, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia thành phố Hà Nội đã tuyên dương khen thưởng Chi hội hữu nghị Mặt trận Tây Nam - Campuchia thành phố Hà Nội và các cá nhân có thành tích trong hoạt động của Hội năm 2018. 
 
Tham dự Lễ kỷ niệm có Ngài Op Sop Hy, tham tán Đại sứ Vương Quốc Campuchia tại Việt Nam cùng phu nhân, đồng chí Lê Văn Tụy, Trưởng ban tổ chức Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, đồng chí Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, đại diện lãnh đạo Hội Hữu Nghị Việt Nam - Campuchia thành phố Hà Nội…
 
Tại buổi lễ, các cựu chiến binh đã cùng ôn lại kỷ niệm chiến thắng lẫy lừng giải phóng Campuchia 40 năm trước. Và họ cũng nhắc nhiều đến tình đồng đội, đến những hoạt động sẻ chia trong thời bình…
 
Những ký ức rưng rưng nước mắt
 
Những năm tháng chiến đấu quyết liệt, anh dũng của những người lính quân tình nguyện Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả cùng với lực lượng vũ trang cách mạng, nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol pot,  luôn hằn sâu trong ký ức của cựu chiến binh Nguyễn Quang Khải đến từ Thanh Trì cũng như những người đồng đội của anh. Anh chia sẻ, năm nào các anh cũng có 1-2 kỳ cuộc gặp gỡ để ôn lại kỷ niệm chiến trường, nhưng lần nào nhìn thấy nhau cũng xúc động. Chế độ diệt chủng Pol pot quá tàn bạo, đã khiến anh mất đi nhiều đồng đội, bởi vậy, các anh luôn trân trọng thời khắc được gặp nhau, tay bắt mặt mừng giữa thời bình. 
 
Tại  Lễ kỷ niệm, hình ảnh hai người cựu binh gây xúc động khi dìu nhau đi vô cùng tình cảm. Cựu binh Đỗ Văn Mạnh (Đống Đa) nói, đồng đội của anh mới trải qua trận tai biến, nhưng hôm nay vẫn cố gắng đến đây. Nhắc lại chuyện xưa, khoé mắt anh Mạnh rưng rưng: “Chúng tôi đã trải qua những năm tháng tàn khốc mà bây giờ kể chắc thế hệ trẻ không tin nổi, ở chiến trường đồng đội chia ngọt sẻ bùi, sát cánh kề vai chiến đấu, về đời thường thì tình cảm vẫn luôn như thế. Người ta nói chuyện với nhau 1, 2 tiếng đồng hồ có khi đã chán, nhưng anh em chúng tôi gặp nhau, nói hết ngày vẫn không hết chuyện…”. 
 
 
40 năm, bao lần gặp lại vẫn
Hình ảnh cựu binh Đỗ Văn Mạnh dìu đồng đội giữa đời thường gây xúc động

Khi được hỏi về điều ghi nhớ nhất trong suốt những năm tháng chiến đấu tại mặt trận Tây Nam Campuchia cựu chiến binh Minh Đức (Hoài Đức) chia sẻ: “Đó là ngày chiến thắng!”. Anh bảo, anh không phải là người giỏi diễn đạt, giỏi văn chương, anh không biết diễn tả sao cho hết những cảm xúc ấy vì không nói được hết bằng lời. 
 
Sát cánh thời chiến, kề vai  thời bình
 
Cựu chiến binh Nguyễn Quang Khải khoác vai người đồng đội của mình giới thiệu: “Đây là người đồng đội rất đặc biệt của tôi, cùng tên, sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, nhà ở gần nhau, cùng đi chiến trường Campuchia, chiến đấu cùng nhau. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Campuchia, chúng tôi lại cùng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, và giờ là người mà ngày nào không gặp thì buồn”- anh Khải cười, dường như không cần phải giới thiệu quá nhiều, cũng đủ biết, các anh thực sự rất gắn bó. 
 
Anh Đỗ Văn Mạnh kể anh từng hỗ trợ đồng đội mua chiếc xe 3 bánh để đi làm. “Tôi cho mượn tiền thôi, khi nào có trả thì trả. Chúng tôi hỗ trợ nhau hết sức trong điều kiện của mình” - anh Mạnh nói. Anh cũng ngậm ngùi, từ khi bị tai biến, đồng đội anh không thể chạy xe được nữa nhưng anh cùng những người đồng đội khác vẫn luôn hỗ trợ hết sức có thể.
 
Tự hào với chiến thắng mà 40 năm trước các anh đã trả bằng xương máu, bằng tuổi trẻ của mình, hôm nay đứng giữa Thủ đô, những người lính ấy hãnh diện khi họ vẫn giữ nguyên cốt cách người lính, luôn kề vai, sát cánh bên nhau trong bất kỳ “trận chiến” nào của cuộc đời. “Bản chất người lính trước kia là chiến đấu quên mình thì về đời thường luôn giúp nhau hết lòng, hết khả năng có thể, để cho đời sống, cộng đồng tốt đẹp hơn” - cựu chiến binh Lê Quang Căn (Hoài Đức) nói. 
 
Hoàng Nhi

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.