Ấn tượng loạt chương trình mừng Trung thu online

Chia sẻ

Một loạt chương trình mừng Tết Trung thu theo hình thức trực tuyến được chuẩn bị chu đáo và ra mắt đúng vào dịp Tết Trung thu năm nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp .

Ấn tượng loạt chương trình mừng Trung thu online - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, lúc 20 giờ tối 21/9 sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật online đặc biệt mang tên “Trung thu cho em” tại 3 điểm cầu: Nhà hát Múa rối Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam và Nhà hát Múa rối Thăng Long. Chương trình được tổ chức với mong muốn mang lại niềm vui và nụ cười cho các em thiếu nhi, là món quà để các em đón Tết Trung thu trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Trong thời điểm này, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đang tổ chức chương trình trưng bày Trung thu 2021 bằng hình thức trực tuyến với chủ đề "Trung thu sum vầy". Thông qua trưng bày, du khách sẽ được tiếp cận những loại đồ chơi được phục hồi theo lối cổ dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân ở các phố cổ và làng nghề ven Thăng Long. Bên cạnh đó, người xem còn được gặp gỡ nhà sử học Lê Văn Lan qua các video clip nói chuyện về Tết Trung thu truyền thống. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cũng tổ chức Triển lãm Giải thưởng Mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam năm 2021 và "Trung thu trong ánh mắt trẻ thơ" bằng hình thức trực tuyến từ ngày 20/9 đến 31/12. Triển lãm "Trung thu trong ánh mắt trẻ thơ" giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Trung thu, những kỷ niệm về Trung thu Hà Nội xưa qua các bức ảnh tư liệu quý được chụp từ đầu thế kỷ XX... Đặc biệt, triển lãm có nhiều hình ảnh về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu.

Vào tối 19/9, chương trình nghệ thuật trực tuyến "Chia sẻ để gần nhau hơn" mừng Trung thu trên VTV1 đã tạo được những ấn tượng thú vị. Chương trình đặc biệt kết nối thiếu nhi Việt Nam với bạn bè người Việt ở nước ngoài (Séc), và trẻ em các nước trên thế giới (Hàn Quốc), để chia sẻ về ý nghĩa ngày trăng rằm mỗi nước, cuộc sống hiện tại và các tiết mục biểu diễn sắc màu, rộn ràng của từng quốc gia. Với những hoạt động sôi động này, mùa Trung thu năm nay vẫn sôi động, rộn ràng và đầy tình cảm với trẻ thơ.

N.P

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.