Áo dài “Về với cội nguồn” lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng

QUỲNH AN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 29/3, nhà thiết kế Thoa Trần đã cho ra mắt bộ sưu tập áo dài “Về với cội nguồn” nhằm tôn vinh và bảo tồn di sản văn hoá dân tộc Việt Nam. Bộ sưu tập áo dài “Về với cội nguồn” của NTK Thoa Trần sẽ được trình diễn tại Phú Thọ trong dịp giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Bộ sưu tập “Về với cội nguồn” lấy cảm hứng từ di vật của thời đại các vị vua Hùng, biểu tượng cao quý của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Bộ sưu tập này là sự tri ân sâu sắc đối với công đức của những vị vua đã có công dựng nước và gìn giữ bản sắc văn hóa Việt.

Áo dài “Về với cội nguồn” lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng - ảnh 1
NTK Thoa Trần, Giáo sư sử học Lê Văn Lan và ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội quảng cáo Việt Nam tại buổi ra mắt bộ sưu tập áo dài "Về với cội nguồn"

Được lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng và các di vật của thời đại các vị vua Hùng, bộ sưu tập “Về với cội nguồn” không chỉ là một sự kỳ vọng và niềm tự hào của mỗi người dân Việt về nền văn hoá lâu đời và truyền thống vĩ đại, mà còn là một cách thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với công đức của những vị vua đã có công dựng nước.

Mỗi chiếc áo dài trong Bộ sưu tập “Về với cội nguồn” đều mang trong mình một câu chuyện, một tinh thần và một phần của lịch sử dân tộc, là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, từ đó kết nối thế hệ trẻ với quá khứ và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, từ thời kỳ xa xưa cho đến hiện tại.

Từ những họa tiết truyền thống, những màu sắc tượng trưng cho đất nước đến những kiểu dáng mang đậm dấu ấn văn hoá, mỗi chi tiết trên áo dài đều là sự kết hợp tinh tế giữa lịch sử và thẩm mỹ. Mỗi chiếc áo dài là một bức hoạ rõ nét về Đền Hùng, để khi ngắm từng chiếc áo người xem sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về cảnh sắc quê hương mình, từ đó mang theo những xúc cảm của niềm tự hào dân tộc, tự hào về quê hương nguồn cội đi khắp bốn phương.

Áo dài “Về với cội nguồn” lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng - ảnh 2
Bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng và các di vật của thời đại các vị vua Hùng

Tại lễ ra mắt bộ sưu tập, Nhà thiết kế Thoa Trần cho biết, hàng năm, cứ gần đến dịp giỗ Tổ Hùng Vương, cô lại ra mắt bộ những bộ sưu tập liên quan đến các thời vua Hùng và truyền thuyết con Rồng cháu Tiên. Năm nay, với bộ sưu tập "Về với cội nguồn", cô muốn quảng bá những nét đẹp hùng vĩ của quê hương mình, đồng thời gửi gắm thông điệp tới những người dân Việt Nam đang sống trên mọi miền của Tổ quốc, kiều bào nước ngoài: Hãy cùng nhau hướng về cội nguồn, hướng về Ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3, cùng chung tay bảo tồn di sản văn hóa Việt.

 “Là một người con đất Tổ, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn, hướng về cội nguồn của dân tộc mình thông qua bộ sưu tập lần này. Đồng thời, truyền tải thông điệp đến tất cả người con của đất nước Việt Nam, dù đang ở khắp mọi miền của Tổ quốc hay ở nước ngoài thì trong sự kiện trọng đại của dân tộc sắp tới là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, chúng ta hãy cùng nhau hướng về cội nguồn và gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của đất nước” – NTK Thoa Trần cho biết.

Áo dài “Về với cội nguồn” lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng - ảnh 3
NTK Thoa Trần (áo dài trắng) cùng các người mẫu

Cũng tại lễ ra mắt, Giáo sư sử học Lê Văn Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Khu di tích lịch sử đền Hùng khẳng định: Bộ sưu tập “Về với cội nguồn” của Nhà thiết kế Thoa Trần không chỉ có tính mỹ thuật, mỹ học, thẩm mỹ mà còn có tính dân tộc, tính lịch sử, tính khoa học. Vị giáo sư 90 tuổi cũng chia sẻ, ông rất trân quý những người trẻ yêu lịch sử văn hóa truyền thống và có nhiều nỗ lực trong việc tôn vinh, tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.

“Gam màu chủ yếu là sắc vàng biểu hiện cho trung tâm, hạt nhân của vũ trụ. Về cảnh quan, với 572 bậc thang, cảnh non xanh, đền trung đền Thượng với hơn 1000 cây cối… đều được phản ánh rất khéo léo trên tà áo dài. Vẫn là áo dài duyên dáng, thêm hai cánh tiên, thêm nền ngũ sắc… đã thể hiện chỉ có núi Đền Hùng mới có. Các gam màu vàng, đường nét, cảnh quan, vật thể tiêu biểu nhất của Đền Hùng được thể hiện trên tà áo dài, tôi nghĩ, BST này đã giúp cho các nhà làm khoa học, nhà sử học chúng tôi “trả nợ” Phú Thọ, đền Hùng, đất nước” – Nhà sử học Lê Văn Lan cho biết.

NTK Thoa Trần cho biết, ý tưởng “về với cội nguồn” được chị ấp ủ ý trong 1 năm, thực hiện trong 2 tháng với 20 tác phẩm nghệ thuật. Trong đó, có 1 số tác phẩm được nhà sử học Lê Văn Lan truyền cảm hứng và tư vấn.  Bên cạnh 5 tác phẩm trình diễn, 15 tác phẩm còn lại được thiết kế mang tính ứng dụng cao, có thể để các chị em phụ nữ mặc được ở mọi lúc, mọi nơi.

Bộ sưu tập áo dài Về với cội nguồn sẽ được NTK Thoa Trần trình diễn tại Phú Thọ trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2024.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.