Bảo tồn, phát triển và quảng bá di sản Phở Hà Nội

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Việc “Phở Hà Nội” chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự ghi nhận về giá trị lịch sử và văn hóa, mà còn mở ra cơ hội bảo tồn và phát triển bền vững tinh hoa ẩm thực truyền thống của Thủ đô. Trong khuôn khổ Lễ hội ẩm thực Hà Nội, phở Hà Nội sẽ được tôn vinh, quảng bá nhằm lan tỏa mạnh mẽ hơn giá trị của di sản...

Ngày 9/8/2024, với Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, món ăn biểu tượng “Phở Hà Nội” chính thức được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Phở Hà Nội xuất hiện từ đầu thế kỷ XIX và nhanh chóng trở thành một biểu tượng của ẩm thực Thủ đô. Phở đặc trưng truyền thống ở Hà Nội là phở nước mà chủ yếu là phở bò và phở gà. Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, phù hợp với mọi lứa tuổi và đối tượng. Một bát phở truyền thống Hà Nội hội tụ đầy đủ sự tinh tế: sợi bánh phở làm từ gạo tẻ, thịt (thịt bò đối với phở bò và thịt gà đối với phở gà) chan nước dùng thơm ngọt ninh từ xương (xương bò ninh nước dùng cho phở bò; xương gà, lợn với phở gà) kết hợp các gia vị đặc trưng, thêm hành, rau mùi (có cửa hàng thêm rau húng) và ăn kèm với quẩy, nêm nếm dấm tỏi, tương ớt, chanh, hạt tiêu…tuỳ theo sở thích.

Bảo tồn, phát triển và quảng bá di sản Phở Hà Nội - ảnh 1
Không chỉ là một món ăn giàu dinh dưỡng, phở còn là một nét văn hóa kết nối con người, phản ánh tinh hoa ẩm thực Việt.

Chủ thể thực hành di sản chính là các chủ cửa hàng phở, những người giữ gìn và truyền thụ nghề qua nhiều thế hệ trong gia đình, vừa bảo tồn tri thức vừa tạo sinh kế cho cộng đồng. Cửa hàng phở là không gian để mọi người kết nối giao lưu, là nơi gặp gỡ của những người bạn chung sở thích về ẩm thực. Cùng với sự phát triển của Hà Nội, những cửa hàng phở gia truyền đã chứng kiến nhiều thế hệ giữ gìn và phát huy giá trị món ăn truyền thống này. Hiện, theo thống kê, tính đến năm 2023, toàn thành phố Hà Nội có gần 700 cửa hàng phở, trong đó, những thương hiệu phở gia truyền (trên 2 đời làm phở) thường chỉ chuyên bán phở bò hoặc phở gà và tập trung chủ yếu tại quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình và quận Hai Bà Trưng.

Năm 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và cộng đồng chủ thể tiến hành xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị đưa phở vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia thông qua các hoạt động thống kê, khảo sát, điền dã, ghi hình, ghi âm, chụp ảnh,... để nhận diện và đánh giá thực trạng di sản. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, “Phở Hà Nội” đã được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia năm 2024 tại Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL ngày 9/8/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Việc ghi danh tri thức dân gian Phở Hà Nội vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia sẽ tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng và tích cực đối với việc    bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực truyền thống trong tương lai.

Bảo tồn, phát triển và quảng bá di sản Phở Hà Nội - ảnh 2
Phở Hà Nội trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 với chủ đề: “Hà Nội kết nối năm châu” sẽ diễn ra các hoạt động tôn vinh, quảng bá di sản phở Hà Nội như: Tại lễ khai mạc ngày 29/11/2024, UBND TP Hà Nội sẽ chính thức tổ chức công bố Quyết định ghi danh “Phở Hà Nội” là Di sản Văn hoá Phi vật thể Quốc gia; Tọa đàm “Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể Phở Hà Nội” với sự tham gia của các chuyên gia, nghệ nhân sẽ chia sẻ những giá trị làm nên Di sản Văn hóa Phi vật thể “Phở Hà Nội” và các đặc tính lưu truyền qua các thế hệ tạo nên hương vị riêng của “Phở Hà Nội”. Ngoài ra, giảng viên và sinh viên Đại học Thủ đô và Đơn vị đồng hành sẽ thảo luận cách thức quảng bá, kết nối đưa thành bộ môn học tại trường đại học; báo Kinh tế & Đô thị mở chuyên mục “Tinh hoa Ẩm thực Hà Nội” với sự phối hợp tư vấn chuyên môn từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và sự đồng hành của Công ty Acecook Việt Nam, nhằm góp sức nỗ lực gìn giữ và phát huy giá trị ẩm thực truyền thống của dân tộc; Triển lãm ảnh về phở và gia vị phở…

Tin cùng chuyên mục

Thạch Thất tổ chức chương trình nghệ thuật “Áo dài Việt Nam - Hào khí non sông”

Thạch Thất tổ chức chương trình nghệ thuật “Áo dài Việt Nam - Hào khí non sông”

(PNTĐ) - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 80 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Thạch Thất, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030, tối 22/4, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Thạch Thất long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật “Áo dài Việt Nam - Hào khí non sông”. Phó chủ tịch thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương đến dự cùng đại diện lãnh đạo huyện Thạch Thất và đông đảo cán bộ hội viên phụ nữ, nhân dân trên địa bàn huyện.
“Hẹn ước Bắc - Nam”- khi lịch sử, nghệ thuật và tinh thần dân tộc giao hòa

“Hẹn ước Bắc - Nam”- khi lịch sử, nghệ thuật và tinh thần dân tộc giao hòa

(PNTĐ) - Tối 22/4, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình trở thành tâm điểm ánh nhìn của cả nước khi chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” được dàn dựng công phu, hoành tráng, diễn ra dưới bầu trời Hà Nội - nơi kết nối mạch nguồn truyền thống và khát vọng tương lai.
“Đất ơi nở hoa” - khúc hát mừng kỷ niệm 50 năm ngày non sông liền một dải của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung

“Đất ơi nở hoa” - khúc hát mừng kỷ niệm 50 năm ngày non sông liền một dải của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung

(PNTĐ) - Ca khúc “Đất ơi nở hoa” - sáng tác mới nhất của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung, qua phần thể hiện đầy xúc cảm của NSƯT Hoàng Tùng và bản phối tinh tế của nhạc sĩ Đức Thụy - đã đưa người nghe trở lại những miền ký ức thiêng liêng, nơi có mẹ, có quê hương, có đất trời hun đúc bao kỷ niệm sâu sắc. Đây là món quà tri ân giàu cảm xúc mà người nhạc sĩ dành cho đất mẹ, cho Tổ quốc thân yêu nhân dịp tháng Tư lịch sử - thời điểm cả dân tộc hân hoan kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô 2025: 10 năm lan tỏa tinh thần đoàn kết

Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô 2025: 10 năm lan tỏa tinh thần đoàn kết

(PNTĐ) - Sáng 22/4/2025, tại sân vận động quận Hoàng Mai, lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X đã diễn ra trong không khí trang trọng, sôi nổi. Buổi lễ cũng là dịp kỷ niệm 10 năm tổ chức giải đấu – một hành trình đầy ý nghĩa, ghi dấu những bước trưởng thành của phong trào thể thao quần chúng Thủ đô.