Báo Văn nghệ kỷ niệm 75 năm ngày ra số báo đầu tiên

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 26/10, tại Hà Nội, Báo Văn nghệ đã tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm ngày ra số báo đầu tiên. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi thư chúc mừng; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Phó thủ tướng Trần Hồng Hà gửi lẵng hoa chúc mừng.

Tháng 3/1948, tại Thôn Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Văn nghệ, tiền thân của tờ Báo Văn nghệ hôm nay, tiếng nói của văn nghệ sĩ kháng chiến, kiến quốc đã ra đời. Trong suốt chặng đường 75 năm xây dựng và trưởng thành, Báo Văn nghệ đã trở thành diễn đàn quan trọng về văn hóa, văn học nghệ thuật của nước ta, xứng đáng với sự tin cậy của bạn viết, bạn đọc trong và ngoài nước. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vị thế của Báo Văn nghệ, là một hệ thống chuẩn mực về tư tưởng, văn hóa, lý tưởng, nghệ thuật. 

Tại Lễ kỷ niệm, đại diện Báo Văn nghệ đã đọc thư Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi chúc mừng Báo nhân Ngày ra số đầu tiên. Trong thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Suốt 75 năm xây dựng, phát triển, kể từ ngày ra số đầu tiên đến nay, làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy", vượt qua bao gian khổ, ác liệt của các cuộc chiến tranh và những khó khăn, thách thức của công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước, Báo Văn nghệ đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu, trưởng thành về mọi mặt, với nhiều ấn phẩm có chất lượng, nhiều cây bút có tên tuổi được bạn đọc quý mến.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh, biểu dương, chúc mừng những thành tích rất đỗi tự hào của những người làm Báo Văn nghệ, đồng thời bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới các văn nghệ sĩ tiền bối, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo và đông đảo đội ngũ cộng tác viên, những người đã đóng góp sức lực, trí tuệ, tài năng để làm nên truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào của tờ báo Văn nghệ, góp phần xây dựng nền văn hóa cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển.

Tổng Bí thư tin tưởng và mong rằng, dưới ánh sáng của các nghị quyết của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhất định những người làm báo Văn nghệ cùng với đội ngũ cộng tác viên hùng hậu sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm qua, đoàn kết, ra sức học tập, rèn luyện, không ngừng đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ để có nhiều hơn nữa những tác phẩm báo chí có giá trị cao, xứng đáng là một trong những cơ quan báo chí trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, đóng góp cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Báo Văn nghệ kỷ niệm 75 năm ngày ra số báo đầu tiên - ảnh 1
Nhà văn Khuất Quang Thụy, Tổng Biên tập Báo Văn nghệ đọc diễn văn kỷ niệm

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, nhà văn Khuất Quang Thụy, Tổng biên tập Báo Văn nghệ cho biết: Kể từ ngày ra đời số báo đầu tiên tại xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Pháp, tới ngày hôm nay, Báo Văn Nghệ đã đi được một chặng đường dài trọn vẹn 75 năm với biết bao thăng trầm, gian lao. Ngoài việc luôn giữ vững định hướng, tôn chỉ mục đích, Báo Văn Nghệ còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là nơi tập hợp đội ngũ các văn nghệ sĩ trong cả nước, tuyển chọn và công bố các tác phẩm chất lượng cao, sáng tạo để hỗ trợ khích lệ đội ngũ những nhà văn nhà thơ, nghệ sĩ nhà nghiên cứu văn hóa, văn học nghệ thuật trên con đường tìm tòi sáng tạo của họ. 

Tờ báo đã thu hút sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn trong nền văn học nghệ thuật nước nhà như: Tố Hữu, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Đặng Thai Mai, Hoàng Trung Thông, Hoài Thanh, Vũ Tú Nam, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Văn Cao, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Tú Mỡ, Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước...

Năm 1995, Báo Văn Nghệ cho xuất bản thêm tờ phụ san Văn nghệ Trẻ và Văn nghệ dân tộc miền núi, mở rộng diễn đàn, có thêm không gian cho các cây bút, nhất là các cây bút trẻ vùng đồng bào dân tộc và cả nước. Trong thời gian ngắn, phụ trang Văn nghệ Trẻ, Văn nghệ dân tộc miền núi của Báo Văn nghệ đã trở thành những ấn phẩm báo chí có uy tín, phát hành mỗi số hàng chục ngàn bản. Đến năm 2008, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, hai tờ Báo Văn nghệ trẻ, Tạp chí Văn nghệ dân tộc miền núi dừng xuất bản.

Báo Văn nghệ kỷ niệm 75 năm ngày ra số báo đầu tiên - ảnh 2

Từ năm 1998 đến nay, Báo Văn nghệ đã tổ chức 12 cuộc thi sáng tác văn học lớn nhỏ, ở tất cả các thể loại truyện ngắn, thơ, bút ký, góp phần phác thảo nên diện mạo của một xu hướng văn chương mang trầm tích của tự do sáng tạo.

Với những thành tựu xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước của dân tộc, Báo Văn nghệ được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Độc Lập hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 75 năm Ngày ra số đầu tiên, Ban Biên tập Báo Văn nghệ ra mắt giao diện báo Văn nghệ điện tử tại địa chỉ: baovannghe.com.vn; baovannghe.vn và ra mắt Báo Văn nghệ trẻ điện tử, tại địa chỉ: vannghetre.com.vn và vannghetre.vn.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.