Bát Tràng được xem xét là thành viên của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 21/10, Hội đồng giám khảo quốc tế của Hội đồng Thủ công Thế giới đã có dịp gặp gỡ nhiều nghệ nhân nổi tiếng và thăm quan các di chỉ gốm tại làng Bát Tràng. Qua những trải nghiệm ấy, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công thế giới đã xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.

Trong bối cảnh Thành phố Hà Nội triển khai đề án bảo tồn và phát triển làng nghề, Bát Tràng đã nổi bật lên như một biểu tượng cho sự phát huy thế mạnh của thủ đô. Với 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội chiếm tới 56% tổng số làng nghề trong cả nước, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Đây chính là nền tảng vững chắc để xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa trong thời đại hiện nay.

Hội đồng cho rằng Bát Tràng không chỉ hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống mà còn xứng đáng trở thành thành viên của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu. Ông Aziz Murtazaev, Chủ tịch Hội đồng Thủ công Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp và giá trị của Bát Tràng: Bát Tràng quá tuyệt vời. Nó vượt quá sức tưởng tượng của chúng tôi.

Bát Tràng được xem xét là thành viên của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu - ảnh 1
Đoàn tham quan, trò chuyện với nghệ nhân, thợ giỏi làng Gốm Bát Tràng.

Trong 2 ngày làm việc, đoàn gặp gỡ lãnh đạo thôn, xã Bát Tràng; thăm làng cổ và nhà cổ Bát Tràng; gặp gỡ các nghệ nhân, thợ giỏi làng gốm. Đoàn cũng thăm phố gốm, phòng trưng bày, thăm bảo tàng Bát Tràng và gặp gỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án hợp tác quốc tế đang thực hiện ở Bát Tràng. Hội đồng gồm: Ông Aziz Murtazaev, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Tiến sĩ Sitthichai Smanchat, Phó Chủ tịch Hội đồng Thủ công khu vực Đông Nam châu Á và bà Nadia Meer, Phó Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Phi.

Qua làm việc và trải nghiệm thực tế, Hội đồng giám khảo quốc tế đánh giá cao những giá trị độc đáo của làng nghề Bát Tràng, từ văn hóa, lịch sử đến kinh tế và tác động xã hội. Hội đồng cho rằng, Bát Tràng không chỉ hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống, mà còn xứng đáng trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Bát Tràng được xem xét là thành viên của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu - ảnh 2
Bát Tràng xứng đáng trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
 

Tại buổi làm việc, bày tỏ sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp và giá trị của làng nghề Bát Tràng, ông Aziz Murtazaev, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, sẽ giới thiệu sản phẩm của Bát Tràng cùng các nghệ nhân tài hoa đến các quốc gia trên thế giới, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống.

Động thái này không chỉ góp phần đẩy mạnh việc bảo tồn và phát triển nghề gốm Bát Tràng, mà còn khẳng định vị thế của làng nghề trong bức tranh thủ công toàn cầu.

Ngoài làng nghề Bát Tràng, dịp này, Hội đồng giám khảo Quốc tế, Hội đồng Thủ công thế giới cũng sẽ khảo sát ở một số làng nghề khác, như: Vạn Phúc (Hà Đông), thăm các làng nghề nón Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai), làng mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức)…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.