Bóng hình Hà Nội qua dòng chảy văn chương đương đại

Bài và ảnh: Vạn Tuệ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhà văn Đỗ Phấn, nhà nghiên cứu văn học Phạm Xuân Thạch, nhà văn Nguyễn Việt Hà và nhà văn - KTS Nguyễn Trương Quý đã cùng nhau ôn lại về những đổi thay của Hà Nội, và những trăn trở trước hình ảnh của Hà Nội trong dòng chảy của văn chương đương đại tại tọa đàm “Của phố và người - Bóng hình Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại” tổ chức ngày 14/11.

Bóng hình Hà Nội qua dòng chảy văn chương đương đại - ảnh 1
Các tác phẩm văn học về Hà Nội luôn hấp dẫn.

Hà Nội hôm nay đã đổi thay rất nhiều, nói như nhà văn Đỗ Phấn thì ra đến ngoại thành bây giờ ông muốn đi lại được phải… giở bản đồ. Nhà nghiên cứu văn học Phạm Xuân Thạch thì nhận định sự biến đổi của Hà Nội là sự biến đổi định mệnh của thành phố. Ở đó, có sự thay đổi khủng khiếp cả về cảnh quan và cả dân cư. Nhà văn Nguyễn Trương Quý cũng thừa nhận, Hà Nội nay đã có rất nhiều sự biến đổi cả về mặt cơ học và vật chất. Tuy nhiên, theo anh bối cảnh của Hà Nội có thay đổi, nhiều con phố đôi khi khó gọi là con phố đẹp được, nhưng vẫn là một nét gợi cảm rất riêng trong lòng người dân, trong lòng khách du lịch và cả du khách nước ngoài. 

Và, qua cách thức viết của nhà văn, cái nét lộn xộn của Hà Nội trở thành nét gợi cảm khiến người ta cảm thấy thú vị, say mê. “Cảm giác không thể tìm được ở bất kỳ nơi nào khác”- nhà văn Nguyễn Trương Quý nói. 

Nhà văn Đỗ Phấn cho rằng, dù Hà Nội thay đổi đến đâu thì có một thứ không thay đổi là nền nếp, tác phong, cách ứng xử của người Hà Nội đã có bề dày lịch sử rất lâu rồi. Đó là điều tạo nên Hà Nội. Góp vào câu chuyện này, nhà điêu khắc Đinh Công Đạt nhấn mạnh, Hà Nội đổi thay có những sự lộn xộn, hỗn loạn nhưng người Hà Nội vẫn giữ lại nhiều nét tính cách rất riêng và họ vui vẻ thoải mái với sự hỗn loạn ấy. “Chúng ta chấp nhận sự hỗn loạn đó như là sự mặc định tạo nên Hà Nội, cái đáng quý, đáng yêu của Hà Nội.” - nhà điêu khắc Đinh Công Đạt bày tỏ. 

Văn chương đã phản ánh tất cả những điều đó về Hà Nội, cho thấy sự thay đổi, biến thiên theo thời gian và vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận với các nhà văn. Hà Nội ở bất kỳ giai đoạn, sự đổi thay nào cũng được văn chương ghi lại, lưu giữ lại với những nét đẹp, nét riêng hấp dẫn, thú vị. Tác phẩm của các nhà văn, nhà nghiên cứu đương đại như Nguyễn Bá Đang, Trần Quốc Vượng, Philippe Papin; những khảo cứu của Doãn Kế Thiện, Nguyễn Văn Uẩn, Chu Thiên, Giang Quân…; cho đến những truyện ký, tùy bút, tiểu thuyết của Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng, Thạch Lam, Tô Hoài… đã minh chứng điều đó. 

Ngày hôm nay, các nhà văn, tác giả thế hệ tiếp nối vẫn không ngừng trăn trở với đề tài về Hà Nội, mang đến một Hà Nội với những vỉa tầng văn hoá sinh động, chân thật trong văn chương, nghiên cứu. Nhà văn Nguyễn Trương Quý bày tỏ, anh mong muốn văn chương hiện đại khi viết về Hà Nội cần có những thay đổi tránh đi “công thức” như phải có Hồ Gươm, phố Phan Đình Phùng…, mà cần khai thác nhiều khía cạnh khác để thấy một Hà Nội đa chiều hơn.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).
Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 2286/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).
Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Ngày 7/7, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Kế hoạch số 3283/KH – BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần khơi dậy và bồi đắp niềm tin, niềm tự hào của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước...
Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ - BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).