Ca sĩ Bùi Thùy Linh phát huy những giá trị văn hoá truyền thống

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cùng với phong cách hướng tới là cảm xúc, là sự rung động, trẻ trung của thế hệ Gen Z, ca sĩ Bùi Thùy Linh không ngừng phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Ca sĩ Bùi Thuỳ Linh sinh năm 1998, từng học tại khoa Thanh nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và hiện đầu quân cho Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, bố là nghệ sĩ cải lương, mẹ là nghệ sĩ hát dân ca Ví Giặm nên từ nhỏ Thuỳ Linh đã được tiếp xúc với âm nhạc. 12 tuổi Thuỳ Linh được nhạc sĩ Mạnh Chiến dạy để thi vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, khoa Nhạc cụ truyền thống chuyên ngành Đàn tam thập lục.

Thời điểm đó, gia đình Thuỳ Linh cấm cản vì muốn cô tập trung học văn hoá nhưng cô quyết ra Thủ đô để được sống trong môi trường nghệ thuật.

Ca sĩ Bùi Thùy Linh  phát huy những giá trị văn hoá truyền thống - ảnh 1
ca sĩ Bùi Thùy Linh

Ước mơ được ca hát nên khi tròn 16 tuổi, cô xin phép bố mẹ thi chuyển khoa, song họ lại muốn con gái học hết chuyên ngành Đàn tam thập lục. Lúc đó,  Thùy Linh  phải nhờ thầy Lê Văn Phổ - nguyên Trưởng khoa Nhạc cụ truyền thống bảo lãnh và dẫn dắt sang khoa Thanh nhạc để tìm giảng viên ôn tạo nguồn. Có những lúc cô muốn bỏ cuộc vì áp lực tinh thần lẫn kinh tế nhưng ước mơ làm ca sĩ lại một lần nữa thôi thúc Thùy Linh phải thật sự cố gắng.

Sự nỗ lực của Thùy Linh đã được đền đáp khi cô nhận giấy báo trúng tuyển đầu vào khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Sau 4 năm học trung cấp, Thùy Linh là 1 trong 2 sinh viên được tuyển thẳng vào đại học. Sau 11 năm học hành bài bản, Thuỳ Linh chọn đầu quân về Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Ca sĩ Bùi Thùy Linh  phát huy những giá trị văn hoá truyền thống - ảnh 2
Ca sĩ Bùi Thùy Linh trong buổi biểu diễn

Thuỳ Linh luôn ý thức làm ca sĩ phải có nền tảng tốt mới đi được đường dài. Việc trải nghiệm, dám nghĩ dám làm và sáng tạo là hết sức cần thiết, song đừng vì sự đồng điệu về tâm hồn và lối sống khiến các ca sĩ trẻ tuổi quên đi cốt lõi của âm nhạc.

"Bản thân tôi không muốn bị gò bó bởi một hình tượng nào. Phong cách tôi hướng tới là cảm xúc, là sự rung động, trẻ trung của thế hệ Genz. Bên cạnh đó không ngừng phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc” - Thuỳ Linh tâm sự.

Hiện nay, Thuỳ Linh chuẩn bị ra mắt sản phẩm âm nhạc mang dấu ấn mùa thu với sự lựa chọn 6 ca khúc mang màu sắc nhạc nhẹ, được phối khí rất mới mẻ: Có phải em mùa thu Hà Nội (Trần Quang Lộc), Không còn mùa thu (Việt Anh), Mùa thu cho em (Ngô Thuỵ Miên), Mùa thu lá xanh (Minh Quốc), Mùa thu (Đỗ Bảo), Nhìn những mùa thu đi (Trịnh Công Sơn). Lý do chọn toàn tác phẩm nói về mùa thu, Thuỳ Linh nhận mình là người nhạy cảm, mùa thu là mùa có nhiều kỷ niệm sâu sắc và mang lại nhiều cảm xúc cho cô.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.