Ca sĩ Phạm Thu Hà hết lòng với dòng nhạc bán cổ điển

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ca sĩ Phạm Thu Hà là nghệ sĩ thanh nhạc biểu diễn chuyên nghiệp, được đào tạo tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Phạm Thu Hà từng giành giải thưởng Âm nhạc Cống hiến và được mệnh danh là "Họa mi bán cổ điển" với phong cách trình diễn sang trọng, tinh tế.

Là một trong những ca sĩ hiếm hoi theo đuổi dòng nhạc bán cổ điển khá khó và kén người nghe, Phạm Thu Hà chia sẻ, tôi hầu như nghe nhạc không lời cổ điển, thay vì nhạc có lời. Tôi cảm giác đó là những bản nhạc của bình an, khiến cho tâm hồn rất nhẹ nhàng. Ngay từ khi lựa chọn mình sẽ là một ca sĩ bán cổ điển tôi đã xác định đây là con đường tôi phải theo đuổi kiên định. Sau mỗi giải thưởng, thành tựu đạt được, tôi lại càng phải cố gắng hơn nữa để đứng vững, sống với nghề và cống hiến cho khán giả của mình.

Ca sĩ Phạm Thu Hà hết lòng với dòng nhạc bán cổ điển - ảnh 1
Ca sĩ Phạm Thu Hà

Ca sĩ Phạm Thu Hà cũng chia sẻ, chỉ có âm nhạc mới làm cho cô thăng hoa trong cuộc sống, cống hiến cho cuộc đời và giúp cô lạc quan, vui tươi, hỗ trợ cô nhiều về tinh thần. Phạm Thu Hà có nhiều ước mơ, mong muốn cống hiến cho con đường âm nhạc. Hiện nay, Phạm Thu Hà đang nỗ lực cùng cộng sự chuẩn bị cho minishow “Giọt Lệ Thiên Thu” tổ chức vào đầu tháng 12 năm nay.

Không dừng lại ở những ca khúc thiên về khám phá nghệ thuật, cách tân lối đi mới, Hà muốn thử đo sự yêu thích thực sự của khán giả đối với giọng hát, cách xây dựng bài và tình cảm của mình với các tác giả ăn khách, như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Đức Huy và Đức Trí...

Ca sĩ Phạm Thu Hà hết lòng với dòng nhạc bán cổ điển - ảnh 2
Phạm Thu Hà đang nỗ lực cho dự định mới của mình

Sở hữu giọng ca cổ điển, nội lực và phong cách biểu diễn tinh tế, sang trọng, Phạm Thu Hà luôn là gương mặt được ưa chuộng hàng đầu của những trái tim yêu âm nhạc. Theo thời gian, giọng ca của Phạm Thu Hà ngày càng “chín”, ngày càng điêu luyện. Trái tim nghệ sĩ của Phạm Thu Hà thực sự muốn mở rộng, tiếp cận lượng khán giả đông đảo của dòng nhạc xưa, nhạc trữ tình. Phạm Thu Hà cũng mong muốn qua minishow này sẽ cùng khán giả tái hiện con đường âm nhạc cổ điển giao thoa đầy đam mê, cống hiến, nhưng không ít chông gai này.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.