Các công việc chuẩn bị tổ chức Đại lễ Vesak 2025 đã cơ bản hoàn tất

Chia sẻ

(PNTĐ) - Đến ngày 16/4, hội trường chính của Đại lễ với sức chứa 2.700 chỗ ngồi đã cơ bản hoàn thành. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng dựng thêm hội trường phụ với sức chứa khoảng 1.000 chỗ ngồi để đồng bào Phật tử có thể theo dõi sự kiện qua màn hình trực tiếp.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) diễn ra từ ngày 6-8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM). Đây là dịp để giới thiệu giá trị Phật giáo, góp phần xây dựng thế giới hòa bình, an lạc. Việc tổ chức Đại lễ tại Việt Nam cũng là dịp để giới thiệu hình ảnh đất nước, con người yêu chuộng hòa bình và khẳng định chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta với cộng đồng quốc tế.

Các công việc chuẩn bị tổ chức Đại lễ Vesak 2025 đã cơ bản hoàn tất - ảnh 1
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cho biết, được sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, các bộ, ngành, địa phương, cùng sự chỉ đạo của Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các công việc chuẩn bị tổ chức Đại lễ đến nay đã cơ bản hoàn tất.

Đến ngày 16/4, hội trường chính của Đại lễ với sức chứa 2.700 chỗ ngồi đã cơ bản hoàn thành. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng dựng thêm một hội trường phụ với sức chứa khoảng 1.000 chỗ ngồi để đồng bào Phật tử có thể theo dõi sự kiện qua màn hình trực tiếp, vừa bảo đảm không khí trang nghiêm nhưng vẫn an toàn.

Bên cạnh đó, các khu nhà tiền chế đã được dựng lên, hoàn thiện đúng tiến độ để bàn giao cho các đơn vị chuyên môn tiến hành lắp đặt thiết bị kỹ thuật. Đây là các khu vực phục vụ ẩm thực cho đại biểu, khu làm trung tâm báo chí, trung tâm an ninh, trung tâm y tế, và khu vực tổ chức các sự kiện văn hóa.

Về khách mời và nơi lưu trú, đến nay GHPGVN đã có danh sách 1.231 đại biểu chính thức tham dự gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Sở Dân tộc và Tôn giáo TPHCM.

Các khách mời sẽ được bố trí lưu trú tại 5 cơ sở ở Quận 1, Quận 3, Quận 5, quận Phú Nhuận (TPHCM). Đối với tăng, ni và Phật tử, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An sẽ hướng dẫn và bố trí nơi ở tại các cơ sở thuộc tỉnh và khu vực thuộc huyện Bình Chánh (TPHCM).

Đến ngày 16/4, Ban Tổ chức đã nhận được 578 bài tham luận bằng tiếng Anh, 330 bài tham luận bằng tiếng Việt. Các bài tham luận tập trung vào các chủ đề về ứng dụng đạo lý Phật giáo trong việc xây dựng đoàn kết, bao dung, giá trị con người, đóng góp của Phật giáo vào hòa bình thế giới và phát triển bền vững.

Các công việc chuẩn bị tổ chức Đại lễ Vesak 2025 đã cơ bản hoàn tất - ảnh 2
Học viện Phật giáo Việt Nam, cơ sở Lê Minh Xuân - nơi diễn ra lễ khai mạc và lễ bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Về lực lượng tình nguyện viên, GHPGVN đã huy động hàng nghìn tình nguyện viên, tăng, ni để tham gia hỗ trợ các hoạt động. Riêng về khâu hậu cần ẩm thực, sẽ có khoảng 1.200 người, chủ yếu là các Phật tử có kinh nghiệm về ẩm thực chay tại các chùa và một số tình nguyện viên có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực ẩm thực nhằm phục Đại lễ được chu đáo nhất; đặc biệt chú trọng việc bảo đảm an toàn thực phẩm.

Về các hoạt động giao lưu văn hóa, nhiều hoạt động bên lề Đại lễ sẽ diễn ra sớm, từ ngày 2/5, bao gồm hoạt động văn hóa, lễ hội, hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…

Đối với đại lễ cầu siêu tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc sẽ được tổ chức trang nghiêm vào chiều 6/5 trong khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam, kết hợp với lễ hội hoa đăng. Đây là một lễ hội đặc sắc, thể hiện lòng tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, đồng thời giới thiệu với bạn bè quốc tế về nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt và nghi lễ văn hóa của Phật giáo Việt Nam.

Hiện nay, Ban Tổ chức cũng đã nhận được xác nhận của các đoàn nghệ thuật từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka, Hàn Quốc tham gia sự kiện giao lưu nghệ thuật quốc tế vào tối 7/5 tại Nhà hát Sala (thành phố Thủ Đức, TPHCM) - Thượng tọa Thích Đức Thiện thông tin.

 

Theo VGP

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội lấy ý kiến về tổ chức hoạt động trung tâm công nghiệp văn hóa, khu thương mại và văn hóa

Hà Nội lấy ý kiến về tổ chức hoạt động trung tâm công nghiệp văn hóa, khu thương mại và văn hóa

(PNTĐ) - Hội thảo Giải pháp tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hoá và khu phát triển thương mại và văn hoá diễn ra ngày 18/4 đã làm rõ định hướng phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa(CNVH); khu thương mại và văn hóa trong Quy hoạch Thủ đô cùng một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng Nghị quyết và triển khai thực hiện trên thực tế.
Chuỗi chương trình đặc biệt Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên VTV

Chuỗi chương trình đặc biệt Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên VTV

(PNTĐ) - Ngày 18/4, Đài Truyền hình Việt Nam chính thức công bố chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thể hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số. Điểm nhấn là chương trình cầu truyền hình trực tiếp và phát sóng trực tiếp Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm “50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Báo Nhân Dân và “một chạm” đặc biệt lan tỏa tình yêu đất nước

Báo Nhân Dân và “một chạm” đặc biệt lan tỏa tình yêu đất nước

(PNTĐ) - Chỉ với một chạm điện thoại, tình yêu đất nước sẽ ngày càng lan tỏa, đó là thông điệp từ dự án “Yêu lắm Việt Nam", kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số mà báo Nhân Dân công bố ngày 17/4 tại Hà Nội. Dự án còn nhằm quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền tổ quốc.
Mong Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa sớm được triển khai

Mong Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa sớm được triển khai

(PNTĐ) - Chị Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa, nơi có làng nghề bánh gai Đặng Giang, làng sản xuất chiếu tre Dư Xá nức tiếng bày tỏ mong Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa sớm được triển khai. Khi đó, với vai trò là Hội Phụ nữ, chị sẽ tích cực bắt tay vào công tác kết nối thương mại, văn hóa, thành lập hợp tác xã sản xuất bánh gai để bảo tồn nghề truyền thống và giúp bà con làm kinh tế bền vững.