Cần có biện pháp quản lý con em trên môi trường mạng

Chia sẻ

Mới đây, đoạn video trên Tik Tok của Youtuber Thơ Nguyễn về việc “xin vía học giỏi” đã khiến cho các bậc phụ huynh và cả xã hội bàng hoàng và phẫn nộ khi nhận ra rằng hàng ngày, hàng giờ trên internet, người ta vẫn đang tiêm nhiễm vào đầu óc con em mình những điều độc hại, nguy hiểm.

Youtuber Thơ Nguyễn trong clip “Xin vía học giỏi”Youtuber Thơ Nguyễn trong clip “Xin vía học giỏi”.

Với cơn phẫn nộ này, Youtuber Thơ Nguyễn sẽ bị xử lý ở nhiều góc độ, từ các cơ quan chức năng đến sự tẩy chay của xã hội. Dù sau đó Youtuber Thơ Nguyễn đã lên mạng thanh minh rằng đó chỉ là một “trò đùa” ra sao, rằng phần sau (hay đoạn 2) của video đó cô đã nói rõ rằng muốn học giỏi thì phải siêng năng, nhưng tất cả chỉ là bao biện cho một cách thức làm video bất chấp để câu view trên các mạng xã hội.

Đoạn video đó trông có vẻ đơn giản, nhưng thực ra đã được Youtuber Thơ Nguyễn làm cực kỳ chuyên nghiệp, với đầy đủ các yếu tố gọi là “key word” để đánh vào tâm lý giới trẻ, giúp thu hút lượt xem “khủng”. Ôm một con búp bê dễ gợi đến loại búp bê ma có nguồn gốc Thái Lan (gọi là Kumanthong), Thơ Nguyễn gọi nó bằng một cái tên na ná là “cư ma mập”. Cô xưng mẹ - con và tạo dựng cuộc trò chuyện với búp bê như thể với thần linh ma quỷ, tạo ra tình huống đầy kịch tính, bí hiểm.

Có thể với một số người lớn chúng ta, xem video đó nhận ngay ra là một trò đùa rẻ tiền để lừa bịp trẻ nhỏ đang ở tuổi… chơi đồ hàng. Nhưng đừng quên rằng, khi thế hệ trẻ nhỏ được sinh ra và lớn lên trong thời đại bùng nổ internet đã bị tiêm nhiễm vào đầu cả một “từ trường” của những thứ tạm gọi là “văn hóa mạng”. Thơ Nguyễn đã bắt rất đúng tâm lý của giới trẻ khi xin vía học giỏi bằng một con búp bê gợi nhớ đến thứ ma mãnh đầy ám ảnh này.

Cơ quan chức năng đã làm việc với Thơ Nguyễn đồng thời đề nghị Công ty TNHH công nghệ Tiktok Việt Nam khẩn trương có biện pháp xử lý video nêu trên cùng chủ tài khoản kênh Thơ Nguyễn và tăng cường rà soát, thắt chặt kiểm duyệt các nội dung độc hại, phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu tới trẻ em trên nền tảng TikTok.

Video của Thơ Nguyễn chỉ như một giọt nước tràn ly. Bởi trên thế giới mạng không chỉ có một mình Thơ Nguyễn như “con sâu bỏ rầu nồi canh”.

Chắc chắn nhiều bậc phụ huynh đã hơn một lần được biết đến những vụ kinh hoàng do các video clip “xui dại trẻ con” lan tràn trên mạng. Điển hình như các video “dạy trẻ con tự sát” hoặc tự làm tổn thương mình, hoặc những video “nhát ma” khiến trẻ mất ăn mất ngủ… Đó là sự thực, nhưng chưa phải là tất cả.
“Nồi canh” trên mạng được ví như một “nồi lẩu thập cẩm”, mà đa phần là những thứ nếu không vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục thì cũng tầm phào, vô bổ. Trẻ em bị tiêm nhiễm lâu dài, chắc chắn sẽ gây hại đến sự phát triển bình thường, chưa kể ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và tâm lý của lứa tuổi thanh thiếu niên.

Sau vụ việc “xin vía học giỏi”, các bậc phụ huynh mới giật mình tìm xem lại loạt các clip vì thấy con mình mê kênh này. Thơ Nguyễn là một trong những youtuber kiếm tiền nhiều nhất trên mạng xã hội hiện nay nhờ vào việc đăng tải các video giải trí về đồ chơi, nấu ăn, thử thách trẻ nhỏ…. Clip cho trẻ nhỏ lẽ ra phải trong sáng nhưng không ít những clip gây rùng mình như thử thách liếm chân người khác không phù hợp trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến đời sống, nhận thức hàng ngày của trẻ. Hay, đơn cử như một kênh Youtuber một thời rất nhiều người đã tung hô là Bà Tân Vlog cũng chứa đầy những thứ tầm phào, vô bổ, và dần biến thành phản cảm.

Đó là chưa kể đến nhan nhản các kênh mạng xã hội bất chấp sự thật để tung ra các tin giả (fake news), bất chấp đạo lý để chạy theo những thông tin phản cảm, bất chấp ý nghĩa giáo dục để chạy theo những chủ đề độc hại… Cả một thứ ngôn ngữ hàng chợ, vỉa hè đang tràn từ internet vào ngôn ngữ học đường, xã hội, gia đình. Tất cả đều chỉ để phục vụ mục đích kiếm tiền từ các chủ kênh.

Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội đã có những biện pháp kiểm soát nội dung, nhưng máy móc dù thông minh đến đâu cũng không thể thay thế cho con người. Thêm vào đó phương thức hậu kiểm (thả gà ra để đuổi) không ngăn chặn được tình trạng bùng nổ “nghề câu view” kiếm tiền trên mạng xã hội .

Do đó điều quan trọng nhất sau vụ “xin vía học giỏi” là các gia đình cần kiểm soát việc vào mạng internet của con em mình, sử dụng cả các biện pháp giáo dục và kỹ thuật để ngăn chặn trẻ em tự ý tiếp xúc với các kênh mạng xã hội phi chính thống. Đồng thời rất cần có sự vào cuộc đồng bộ của nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng.

MỸ NGUYỄN 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.