Cần tái thiết các di sản trong lòng Hà Nội

M.THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 23/11, tại hội trường Nhà máy xe lửa Gia Lâm trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tổ chức Lễ trao giải đồ án thiết kế sinh viên và Tọa đàm "Tái thiết các di sản trong lòng Hà Nội tiếp cận từ khai thác sáng tạo và phát huy giá trị”. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.

Cuộc tọa đàm "Tái thiết các di sản trong lòng Hà Nội tiếp cận từ khai thác sáng tạo và phát huy giá trị" được dẫn dắt bởi các diễn giả Tiến sĩ, kiến trúc sư Đinh Thị Hải Yến; Thạc sĩ, kiến trúc sư Phạm Thùy Linh và Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Việt Ninh. Hội thảo đem tới những phân tích và góc nhìn chuyên môn kiến trúc để trả lời cho câu hỏi "Làm thế nào để tận dụng hiệu quả tiềm năng của những di sản công nghiệp?

Di sản công nghiệp là một phần không thể tách rời của di sản văn hóa nói chung, gắn với từng giai đoạn lịch sử của “nền văn minh công nghiệp thế giới”. Các di sản công nghiệp đều mang nhiều giá trị và ý nghĩa to lớn về lịch sử, xã hội, khoa học và giá trị thẩm mỹ.

Cần tái thiết các di sản trong lòng Hà Nội  - ảnh 1
Cuộc tọa đàm "Tái thiết các di sản trong lòng Hà Nội tiếp cận từ khai thác sáng tạo và phát huy giá trị" được dẫn dắt bởi các diễn giả 

Di sản công nghiệp của thành phố Hà Nội là các nhà máy, công xưởng từ thời Pháp thuộc cho tới giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đây không chỉ là những công trình kiến trúc mà còn để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng công dân Thủ đô. 

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ, kiến trúc sư Đinh Thị Hải Yến, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 185 công trình công nghiệp, trong đó, 95 công trình còn hiện hữu, 90 công trình đã bị phá hủy, chuyển đổi. 

Nhiều di sản có giá trị lớn với người dân, gắn với tiềm thức, ký ức cũng như cuộc sống một thời, vì thế, di sản công nghiệp luôn có sức sống ngay cả trong đời sống hiện đại. Cũng theo Tiến sĩ, kiến trúc sư Đinh Thị Hải Yến, nhiều di sản có giá trị sâu sắc về tinh thần với người dân. Vậy nên di sản công nghiệp xưa cũ luôn có sức sống ngay cả trong đời sống hiện đại. 

Theo định nghĩa của Ủy ban Quốc tế nghiên cứu và bảo tồn di sản công nghiệp, di sản công nghiệp là những gì còn lại của “văn hóa công nghiệp”, bao gồm các tòa nhà, công xưởng, máy móc, hầm mỏ, nơi chế biến, kho và cửa hàng, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, và cả những địa điểm phục vụ sinh hoạt của lực lượng xã hội (công nhân) tham gia vào quá trình sản xuất công nghiệp.

Cần tái thiết các di sản trong lòng Hà Nội  - ảnh 2
Thạc sĩ, kiến trúc sư Phạm Thùy Linh tại cuộc tọa đàm 

Thạc sĩ, kiến trúc sư Phạm Thùy Linh cho rằng, làng là một phần di sản của Hà Nội. Di sản của làng có thể được xếp thành 3 nhóm theo chức năng và theo sự biến đổi không gian của chúng. Nhóm đã hòa nhập vào đời sống hiện nay, một nhóm phần nào thích ứng được trong khi nhóm còn lại không phù hợp... Điều đó cho thấy, những di sản tùy theo mức độ thích nghi với bối cảnh mới sẽ biến mất hoặc tiếp tục tồn tại xen kẽ bên trong không gian làng và đô thị mới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giá trị văn hóa kiến trúc của làng được giữ gìn trong mối quan hệ với các dự án phát triển đô thị khác.

 Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Việt Ninh cho rằng, trong đời sống đô thị của Hà Nội, những khu tập thể cũ cũng có thể coi là một di sản kiến trúc khi nó gắn với đời sống của người dân ở một thời kỳ. Ngay cả ở các quốc gia khác, những không gian sống cũ cũng được tái thiết rất cẩn thận và tạo nên một đời sống mới để không phá vỡ đi kiến trúc cũ, lại vẫn việc giải quyết được áp lực của sự phát triển. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để "đánh thức" tiềm năng công nghiệp văn hóa đang ngủ yên của các di sản công nghiệp trên địa bàn Hà Nội?  

Theo kiến trúc sư Vương Hải Long, Trưởng khoa Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, hiện nay, nhiều di sản công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã biến mất và được thay thế bởi những công trình mới. Đây là sự biến đổi mang tính tất yếu trước sức ép phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã quan tâm đến việc phát huy và bảo tồn các di sản công nghiệp, kiến thiết lại những công trình kiến trúc nhà máy, công xưởng cũ thành những công viên giải trí, văn hóa, góp phần hiệu quả trong việc phát triển Công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, di sản công nghiệp gần như chưa được phát huy hết giá trị. Và đã đến lúc chúng ta cần phải có ứng xử văn hóa với những di sản công nghiệp này để di sản xứng với vai trò và tiềm năng của nó.

Một vấn đề nữa được đặt ra đó là các di sản công nghiệp Hà Nội cần phải sử dụng như thế nào để mang lại giá trị và không mất đi tính lịch sử. Do vậy, di sản cần phải được đánh giá, có quy hoạch và tầm nhìn xa. Trong đó, các di sản công nghiệp có thể được chuyển đổi thành không gian văn hóa, sáng tạo phục vụ cộng đồng và phát triển công nghiệp văn hóa.

Cần tái thiết các di sản trong lòng Hà Nội  - ảnh 3
Trao thưởng cho các sinh viên đạt giải tại cuộc thi thiết kế biểu tượng “ICONIC DESIGN" 

Trong khuôn khổ buổi toạ đàm cũng đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi thiết kế biểu tượng “ICONIC DESIGN” do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức. Tiến sĩ, kiến trúc sư Vương Hải Long, Trưởng khoa Kiến trúc trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, Cuộc thi được tổ chức dành cho các cựu sinh viên, hướng đến thiết kế thư viện dành cho vùng khó khăn tại địa bàn các tỉnh miền núi. Với mục tiêu tuyên truyền văn hóa đọc, mang đến điều kiện tiếp cận sách cho học sinh vùng cao, hơn 100 cựu sinh viên ngành kiến trúc, xây dựng đã đưa ra những ý tưởng đa dạng.

 Hội đồng chấm thi đã lựa chọn kỹ lưỡng giữa rất nhiều ý tưởng, nét vẽ độc đáo khác nhau để chọn ra cà trao giải cho 15 sinh viên xuất sắc nhất. "Đây là phần thưởng xứng đáng và mong các bạn sẽ không ngừng phát huy sức sáng tạo để cho ra những tác phẩm độc đáo và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống"- Tiến sĩ, kiến trúc sư Vương Hải Long nhấn mạnh. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.