Cần tăng mức xử phạt vi phạm quyền tác giả

Bài và ảnh: Nam Phong
Chia sẻ

(PNTĐ) -Đến nay, sau 10 năm thi hành Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, vấn đề vi phạm bản quyền trong văn hoá, nghệ thuật vẫn tiếp tục tái diễn một phần do nguyên nhân mức xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe…

Cần tăng mức xử phạt vi phạm quyền tác giả - ảnh 1
Nhạc sĩ Giáng Sol từng đi kiện đòi quyền tác giả ca khúc “Giấc mơ trưa” trên youtube.

Vấn đề thi hành Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan (NĐ 131) luôn là vấn đề đau đầu nhiều năm qua đối với lực lượng chức năng. Bà Nguyễn Thị Lựu, đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho biết, những năm gần đây, số vụ việc vi phạm quyền tác giả ở lĩnh vực biểu diễn mà trung tâm phát hiện lên tới hàng trăm. 

Ông Trần Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội thông tin, mặc dù lực lượng thanh tra sở đã rất nỗ lực tuyên truyền cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền tác giả, quyền liên quan, nhưng thường xuyên nhận lại sự trì hoãn, né tránh, không hợp tác. 

Trước đây, để “đòi” được tiền bản quyền cho tác giả, đơn vị được ủy quyền thu tác quyền từng buộc phải “nhảy” lên sân khấu giữa giờ diễn để đòi, thì sau chặng đường dài thực thi NĐ 131, chuyện “đòi” tuy không gay gắt như xưa, nhưng vẫn tiếp diễn một cách… bền bỉ. Hiện nay, với môi trường số, mạng xã hội phát triển, các tổ chức, cá nhân có nhiều cách tinh vi hơn để “trốn” tác quyền, gây khó khăn trong bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan. 

Tại Hội nghị tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị định 131 do Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDT) tổ chức sáng 7/4, Cục Bản quyền tác giả nêu lên những bất cập là hiện gặp nhiều khó khăn trong việc thi hành NĐ 131 do mức xử phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan còn thấp; mức phạt tiền chỉ dựa vào hành vi, không căn cứ vào mức độ gây thiệt hại của hành vi. 

Bên cạnh đó, một vấn đề bất cập khác là NĐ không căn cứ vào giá trị số lượng hàng hóa sao chép lậu, chưa có sự phân loại theo đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm dẫn đến việc xử phạt vi phạm hành chính chưa phù hợp, chưa đảm bảo tính răn đe, chưa phù hợp với mức độ gây thiệt hại đối với một số hành vi vi phạm, đặc biệt là vi phạm trên môi trường số. 

Để phù hợp với sự phát triển của đời sống văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là tốc độ phát triển mạnh mẽ của môi trường số, cùng với hàng trăm hàng ngàn các kênh, app ra đời mỗi ngày, Thanh tra Bộ VHTTDL kiến nghị cần sớm ban hành Nghị định thay thế NĐ 131. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung NĐ 131 có mấy điểm nhận được sự đồng tình lớn là: Cần tăng mức xử phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; cần có những mức phạt khác nhau đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm, cụ thể cần phân chia mức phạt ở các nội dung hành vi xâm phạm quyền nhân thân, quyền tài sản, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng... thay vì chung chung như hiện nay.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục nghìn khán giả cùng hát, cùng khóc với “Anh Trai Say Hi” dưới cơn mưa Hà Nội

Hàng chục nghìn khán giả cùng hát, cùng khóc với “Anh Trai Say Hi” dưới cơn mưa Hà Nội

(PNTĐ) - Tối 10/5, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) một lần nữa trở thành tâm điểm của làn sóng giải trí, khi hơn 50.000 khán giả bất chấp mưa tầm tả để hòa mình trong đêm nhạc “Anh Trai Say Hi - Concert Đêm 6” với chủ đề Pas Plus Encore. Đây là đêm cuối cùng, khép lại chuỗi sáu đêm concert tại TP. HCM và Hà Nội, đồng thời là mốc son đánh dấu hành trình gần một năm của 30 “Anh Trai” - những chàng trai đa tài đang làm mưa làm gió trên thị trường giải trí Việt.
Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.
Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ Việt đối mặt với làn sóng chỉ trích vì quảng cáo sản phẩm thổi phồng công dụng, thậm chí sai sự thật. Từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến thuốc giảm cân, chữa bệnh không rõ nguồn gốc... hình ảnh các nghệ sĩ vốn được công chúng tin tưởng đã bị lợi dụng, khiến nhiều người mất danh tiếng, sự nghiệp chỉ vì tham lợi từ quảng cáo.
Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

(PNTĐ) - Khi ca khúc Tái sinh vẫn còn đang “cháy” trong lòng người hâm mộ, và Lời nói dối của cha vừa gây được ấn tượng mạnh, Tùng Dương tiếp tục tung ra một sản phẩm âm nhạc mới với cái tên đầy cảm xúc: Đừng buồn phiền nữa. Theo chia sẻ của nam ca sĩ, đây là lời nhắn nhủ đầy chân thành anh muốn gửi đến những người trẻ đang sống trong một thế giới đầy áp lực và biến động.