CDC Hà Nội: Phim 'Lửa ấm' tuyên truyền "sai rất nghiêm trọng" về nhiễm HIV

Chia sẻ

TS. Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, cho biết một số nội dung liên quan đến người nhiễm HIV/AIDS trong bộ phim "Lửa ấm" đang phát sóng trên VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam "sai rất nghiêm trọng".

Phim Lửa ấm đang được chiếu trên VTV1 vào lúc 21h từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần.Phim "Lửa ấm" đang được chiếu trên VTV1 vào lúc 21h từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần.

TS. Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội (CDC Hà Nội), cho biết tập 36, 37 của bộ phim "Lửa ấm" đang phát sóng trên VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam đã có những sai sót nghiêm trọng về kiến thức đối với phơi nhiễm HIV/AIDS.

Cụ thể, theo TS Lan, thứ nhất, trong phim "Lửa ấm" chiếu cảnh một chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy bế người bị tai nạn giao thông đến bệnh viện và sau đó, bác sĩ nói anh đã bị phơi nhiễm HIV là chưa chuẩn xác. "Đó là cách tuyên truyền sai, bởi vì không phải cứ tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV/AIDS là bị phơi nhiễm. Việc tuyên truyền sai có thể khiến nhiều người không dám cấp cứu cho người bị tai nạn giao thông nữa...", bà Lan nói.

Thứ hai, theo bà Lan, chi tiết xử lý phơi nhiễm HIV trong bộ phim bị làm sai một cách nghiêm trọng. "Theo cảnh phim, sau khi chìa ra kết quả của bệnh nhân dương tính với HIV, các bác sĩ trao đổi với nhau và cho rằng nữ bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân đã bị phơi nhiễm HIV nên phải cách ly hai ngày để phòng chống lây nhiễm HIV ra ngoài cộng đồng. Tất cả các bác sĩ trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS của chúng tôi đều dậy sóng sau câu nói này. Thực sự chúng tôi rất buồn về việc này", bà Lan nêu.

Thứ ba, bà Lan thông tin, trong cảnh phim người nhà của nữ bác sĩ rất hoảng hốt vì tưởng "phơi nhiễm HIV là chết đến nơi" và cô bác sĩ này cũng nhắn tin cho con "như lần cuối". TS. Lã Thị Lan cho rằng những người làm phim hiểu sai nghiêm trọng về phơi nhiễm, xử lý phơi nhiễm...

"Phơi nhiễm HIV không gây chết người và có nhiều trường hợp bị phơi nhiễm rất sâu như bác sĩ mổ bị xương của bệnh nhân nhiễm HIV cắt đứt tay, hay người nghiện nhiễm HIV sau khi được lấy máu, giật xilanh máu bơm ngược lại vào bác sĩ, đều không bị nhiễm HIV.

Việc phim cho nhân vật có dấu hiệu bị phơi nhiễm đi cách ly là sai rất nghiêm trọng, có thể khiến người xem hiểu lầm và sợ bệnh HIV quá mức cần thiết. Những thông tin về phơi nhiễm được tuyên truyền rất nhiều, là kiến thức căn bản về bệnh này. Vậy mà người làm phim lại để lọt lỗi sai như vậy trong một bộ phim chiếu giờ vàng khiến chúng tôi thấy rất lo", bà Lan nhấn mạnh.

Về phía Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), ông Nguyễn Hà Nam, Trưởng ban Thư ký biên tập của VTV cho biết, ông vừa nhận được thông tin nói trên và hiện chưa trả lời được cụ thể vì sẽ phải làm việc với Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC), Đài truyền hình Việt Nam, đơn vị sản xuất "Lửa ấm".

TRÀ MY/VGP

Theo http://tiengchuong.vn/Tin-noi-bat-trang-chu/CDC-Ha-Noi-Phim-Lua-am-tuyen-truyen-sai-rat-nghiem-trong-ve-nhiem-HIV/38768.vgp

Tin cùng chuyên mục

Người dân thành kính tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Người dân thành kính tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

(PNTĐ) - Bầu trời Hà Nội hôm nay mưa nặng hạt hơn, kèm theo những cơn dông nhưng cũng không ngăn nổi bước chân của người dân tìm về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, để thành kính tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - người đã dành cả cuộc đời để phụng sự đất nước.
Hành trình 5 năm “giải mã” những bản dịch “Nhật ký trong tù” chưa từng công bố

Hành trình 5 năm “giải mã” những bản dịch “Nhật ký trong tù” chưa từng công bố

(PNTĐ) - Mới đây, TS Võ Xuân Quế đã cho ra mắt cuốn sách có nhan đề “Nhật ký trong tù bằng tiếng nước ngoài”. Cuốn sách không chỉ công bố 62 bản dịch “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng 37 ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có nhiều bản dịch chưa từng được biết đến ở Việt Nam; mà còn mang đến nhiều câu chuyện độc đáo về các dịch giả và sự lan tỏa của tác phẩm, khẳng định sức sống mãnh liệt của di sản văn học Bác Hồ.
Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại một kỳ Triển lãm thế giới

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại một kỳ Triển lãm thế giới

(PNTĐ) - Ngày 23/5, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”. Triển lãm do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 52 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
Tùng Dương muốn hét lên “Tôi tự hào vì là người Việt Nam” khi nhận giải thưởng âm nhạc tại Nhật Bản

Tùng Dương muốn hét lên “Tôi tự hào vì là người Việt Nam” khi nhận giải thưởng âm nhạc tại Nhật Bản

(PNTĐ) - Tối 22/5, trên sân khấu Lễ trao giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản - Music Awards Japan (MAJ) 2025 diễn ra tại nhà hát sang trọng bậc nhất Nhật Bản: Nhà hát ROHM Kyoto, BTC giải thưởng MAJ 2025 đã chính thức công bố và trao tặng giải thưởng International Special Awards cho nghệ sĩ 6 quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Tùng Dương là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên được vinh danh tại giải thưởng này.
Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

(PNTĐ) - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó, những di tích, di sản, nét đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất, con người Tràng An cũng được công nghệ hóa để bảo tồn và phát huy giá trị.