Chè Việt - Di sản và tương lai

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 9/11, Viện nghiên cứu các vấn đề xã hội và Hiệp hội Chè Việt Nam phối hợp cùng Cộng đồng Yêu trà Việt tổ chức chương trình “Chè Việt - Di sản và tương lai” tại Cung tri thức thành phố Hà Nội. Chương trình nhằm tôn vinh các doanh nghiệp gắn bó với ngành chè Việt Nam trong những năm qua.

Chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai" mang đến một điểm khác biệt rõ rệt so với các chương trình vinh danh ngành chè trước đây với ý nghĩa không chỉ là một sự kiện vinh danh mà còn là một hành trình khám phá văn hóa trà từ khắp các vùng miền của Việt Nam, vì mỗi tỉnh trồng chè đều có những nét văn hóa chè độc đáo. Đây là cơ hội để các doanh nhân, doanh nghiệp và những người yêu trà giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm cũng như được thưởng thức trà trong không khí trang trọng, tôn vinh nét đẹp truyền thông trong văn hóa 'thưởng trà'.

Chè Việt - Di sản và tương lai - ảnh 1
Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Hoàng Vĩnh Long phát biểu tại chương trình ‘Chè Việt - Di sản và tương lai'.

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết: Hiệp hội có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển thương hiệu. Chương trình "Chè Việt - Di sản và Tương lai" không chỉ nhằm vinh danh những đóng góp của các doanh nhân trong ngành trà mà còn hướng tới việc nâng cao nhận thức về giá trị của trà trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam.

Chương trình mong muốn khuyến khích mọi người thưởng thức và yêu thích sản phẩm chè Việt, từ những tách trà trong gia đình đến những sản phẩm tinh tế trong các nhà hàng và quán trà. Đây cũng là dịp để chúng ta cùng nhau khám phá và gìn giữ những giá trị văn hóa trà độc đáo của dân tộc, đồng thời phát triển ngành chè theo hướng bền vững và hiện đại.

Chè Việt - Di sản và tương lai - ảnh 2
Các diễn giả tại buổi tọa đàm

Ông Đỗ Ngọc Văn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội - cơ quan chủ quản của Mạng lưới phát triển doanh nhân văn hóa sáng tạo Việt Nam - Asean chia sẻ, hiện nay chè Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng giá xuất khẩu bình quân chỉ bằng 65% giá bình quân của các nước hàng đầu về xuất khẩu chè và đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè. Mặc dù với sản lượng và số lượng xuất khẩu lớn nhưng giá trị thu được của mặt hàng này chưa cao, tính cạnh tranh của mặt hàng còn thấp, giá cả sản phẩm không ổn định trên thị trường quốc tế và vẫn còn phụ thuộc vào một số thị trường chính

Đó cũng là lý do để Cộng đồng Yêu trà Việt phối hợp cùng Mạng lưới phát triển doanh nhân văn hóa sáng tạo Việt Nam - Asean (cơ quan chủ quản là Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội), cùng với Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức kết nối, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm chè nội địa, khuyến khích người dân thưởng thức trà Việt.

Chè Việt - Di sản và tương lai - ảnh 3
Chương trình mong muốn khuyến khích mọi người thưởng thức và yêu thích sản phẩm chè Việt.

.Anh Kiều Phúc Quý, đại diện Cộng đồng Yêu trà Việt cho biết, cộng đồng Yêu Trà Việt không ngừng nỗ lực đưa văn hóa trà đến gần hơn với công chúng thông qua các hoạt động tại các không gian trà quán, các sự kiện trà trên khắp cả nước. Từ những buổi thưởng trà, tọa đàm, chia sẻ kiến thức đến những lớp học pha trà, hướng dẫn cách thưởng thức trà đúng điệu, cộng đồng đã thổi hồn vào từng tách trà, khơi dậy niềm đam mê và tình yêu trà. Những hoạt động này không chỉ giới thiệu về các loại trà, cách pha trà, mà còn truyền tải những giá trị văn hóa, tinh thần ẩn chứa trong mỗi ấm trà.

Chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai" mong muốn ngành chè trong nước được chú trọng và phát triển hơn. Được biết, trước đó Cộng đồng Yêu Trà Việt đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa, kết nối từ gốc đến ngọn, từ người trồng trà đến người thưởng trà, tạo nên một mạng lưới vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành trà Việt Nam. Đặc biệt, chương trình tọa đàm "Hành trình Chè Việt" với những diễn giả uy tín của các Bộ, ngành, đưa ra những thực trạng và giải pháp cho ngành chè Việt Nam, cũng như những cơ hội và thách thức trong việc xuất khẩu chè sang thị trường quốc tế.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ với những tài năng trong đêm Chung kết Tiếng hát Hà Nội 2024

Bất ngờ với những tài năng trong đêm Chung kết Tiếng hát Hà Nội 2024

(PNTĐ) - Tối 25/12 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài, gây nhiều bất ngờ cho khán giả về chất lượng thí sinh của mùa giải này. Kết quả chung cuộc, thí sinh người Hà Tĩnh Nguyễn Mộc An đã giành ngôi vị quán quân của cuộc thi.
“Từ trái tim đến trái tim” để xây dựng một cộng đồng hạnh phúc

“Từ trái tim đến trái tim” để xây dựng một cộng đồng hạnh phúc

(PNTĐ) - Năm nay là lần thứ 5 tổ chức, cuộc thi Lan toả năng lượng tích cực của Báo Tuổi trẻ đã thu hút hơn 1.500 video dự thi từ độc giả trên toàn quốc. Các bài dự thi xoay quanh các chủ đề đa dạng như lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, cống hiến cho xã hội, nghị lực vượt qua nghịch cảnh, theo đuổi khát vọng và đam mê...
Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sĩ, NGND Thái Thị Liên- Người Mẹ của những nghệ sĩ lớn

Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sĩ, NGND Thái Thị Liên- Người Mẹ của những nghệ sĩ lớn

(PNTĐ) - Tối ngày 28 tháng 12 năm 2024 tới đây, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc đặc biệt “Tiếng đàn còn mãi ngân vang” để tưởng niệm Nghệ sĩ, Nhà giáo Nhân dân (NS NGND) Thái Thị Liên, 1 trong 7 người tham gia thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), người thầy đứng đầu ngành Piano đầu tiên và lâu nhất của nhà trường.