Có một Hà Nội kiên cường mà nhẹ nhàng sâu lắng

Chia sẻ

Có một Hà Nội kiên cường mà nhẹ nhàng sâu lắng - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)
Trước đây, khi đọc Thiên đô chiếu (Chiếu rời đô) của vua Lý Thái Tổ, tôi có một thắc mắc: Không hiểu sao đang ở Hoa Lư hiểm yếu, ngài lại chọn thành phố trong sông như Đại La (Hà Nội) để định đô. Một nước có đất đai trù phú, cảng biển thuận lợi cho giao thương, khoáng sản đa dạng… trong mấy ngàn năm lịch sử luôn phải đương đầu với mưu mô xâm chiếm. Khi xã tắc lâm nguy, Thăng Long cũng như bao miền quê khác đã biến thành trận địa.

Nhớ mùa đông năm 1946, khi Bác Hồ ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Hà Nội chính là trận địa ác liệt nhất. Những chàng trai Hà Nội hào hoa đã thành cảm tử quân chặn đánh địch trên từng ngõ phố yêu thương, những thiếu nữ Hà Thành mặc áo dài trắng tiếp đạn cho bộ đội ta đánh giặc. Đất kinh kỳ tụ linh, tụ khí ngàn năm văn hiến, nơi kết tinh văn hóa của cả dân tộc thành chiến lũy kiên cường. Chúng ta thà hy sinh tất cả để bảo vệ giống nòi, bản sắc, tiếng nói, nền độc lập tự chủ bao đời của cha ông để lại...

Người vào Nam lập nghiệp, người ra nước ngoài học tập, kinh doanh vẫn nhớ mùa cốm làng Vòng, nhớ hoa đào, hoa cúc của làng Nhật Tân, Ngọc Hà, nhớ lụa La Khê, La Cả… Nhưng với ai thật sự yêu, thật sự thấu hiểu một Hà Nội cùng những thăng trầm sẽ nhớ cả vết đạn đại bác còn in trên Cửa Bắc thành Hà Nội, nhớ xác chiếc B52 bị bắn rơi vẫn nằm giữa hồ Hữu Tiệp làng Ngọc Hà. Vì sao có điều đó? Hà Nội đẹp bởi không chỉ bình yên, hoa lệ mà đã từng quật khởi, anh dũng, 36 phố phường hôm nay vẫn còn dấu vết hôm nào cảm tử quân bom ba càng tông xe tăng địch trước ngõ chợ Đồng Xuân.

Hà Nội đẹp trong mùa thu 1954 lịch sử. Những đoàn quân tiến về Thủ đô năm ấy đã mở ra một trang mới cho kinh thành ngàn năm trầm lắng. Để rồi gần hai mươi năm sau, chính quân và dân Hà Nội lại làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”. Thủ đô giờ đây đã mang một diện mạo khang trang, mức sống được nâng cao và vẫn giữ được nét trầm mặc, cổ kính của phố cổ, đình, chùa, miếu mạo. Di tích Hoàng thành Thăng Long, Đàn Xã Tắc được phát lộ, hạ tầng giao thông được nâng cấp khiến ta cảm nhận được Hà Nội đã trở thành trung tâm hành chính, văn hóa và công nghệ của cả nước, bạn bè quốc tế biết đến thành phố bên sông Hồng như một điểm đến, kết nối chặt chẽ trong thời đại toàn cầu hóa.

Điều gì ấn tượng nhất với bạn về Hà Nội trong mùa thu này? Với tôi, đó là khi mỗi ô cửa lấp lánh ánh đèn bàn học, lại nhớ “Những ánh đèn qua ô cửa sổ” của “Hà Nội một trái tim hồng” ngày xưa cũ. Mỗi ngôi nhà vang lên tiếng thầy cô trong chiếc loa máy tính của giờ học trực tuyến, mỗi gia đình là một góc nhỏ của công ty, công sở dựa trên nền tảng kết nối internet và mỗi người là một “pháo đài”.

Hôm nay, những liều vắc-xin được bạn bè quốc tế ủng hộ tựa như một thứ vũ khí đặc biệt, những nỗ lực của Chính quyền và từng người dân đã giúp kiểm được bệnh dịch Covid-19. Ở những vùng xanh, vùng cam, người Hà Nội lại được bước ra đường (với nguyên tắc 5K) như một cuộc trở về đầy xúc động. Cái giá của sự bình yên là muôn vàn hy sinh gian khó nhưng giúp ta càng yêu thêm Hà Nội. Hà Nội của mùa thu trong thời khắc của cuộc sống bình thường mới hẳn cũng giống cảm giác hạnh phúc và hân hoan như sau khi Thăng Long rực lửa đánh bại ngoại xâm, rạo rực như khi “lớp lớp đoàn quân tiến về”.

Hà Nội là như thế, kiên cường, mạnh mẽ, anh dũng ở bất kỳ thời khắc nào của lịch sử nhưng vẫn rất nhẹ nhàng và sâu lắng trong tôi…

BÙI VIỆT PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).
Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 2286/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).
Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Ngày 7/7, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Kế hoạch số 3283/KH – BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần khơi dậy và bồi đắp niềm tin, niềm tự hào của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước...
Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ - BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).