Đại học Tổng hợp cũ hóa thành không gian nghệ thuật đặc biệt

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tòa nhà Đại học Tổng hợp cũ tại số 19 Lê Thánh Tông (nay thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác "Cảm thức Đông Dương" cùng chuỗi 6 hội thảo, tọa đàm sáng tạo diễn ra trong 9 ngày diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.

Công trình gần 100 năm tuổi này, tiền thân là Viện Đại học Đông Dươn vẫn giữ nguyên vẻ đẹp kiến trúc cổ điển với màu sơn trầm vàng quen thuộc, cổng sắt uy nghiêm bên những hàng xà cừ cổ thụ. Đây không chỉ là điểm check-in yêu thích của giới trẻ mà còn là công trình di sản được Hà Nội đưa vào danh mục bảo tồn từ năm 2013.

Tổ hợp triển lãm "Cảm thức Đông Dương" trưng bày 22 tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo, mở ra cuộc đối thoại đặc biệt với không gian kiến trúc trăm tuổi.

Đại học Tổng hợp cũ hóa thành không gian nghệ thuật đặc biệt - ảnh 1
Tòa nhà Đại học Tổng hợp cũ được "đánh thức" trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt.

Tác phẩm sắp đặt của Trần Hậu Yên Thế tại các ô cửa kính trên vòm tường tạo nên những luồng sáng kỳ ảo, như đang kể lại câu chuyện về ánh sáng tri thức đã thắp lên từ ngôi trường này suốt gần một thế kỷ qua.

Đại học Tổng hợp cũ hóa thành không gian nghệ thuật đặc biệt - ảnh 2
Tác phẩm sắp đặt của Trần Hậu Yên Thế tại các ô cửa kính trên vòm tường.

Trên mái vòm là cụm tác phẩm trang trí với đèn chùm của kiến trúc sư Lê Phước Anh, tác phẩm sắp đặt bia tiến sĩ trên chất liệu mika dẫn sáng có khắc chìm gợi cảm hứng bức đồ án thiết kế trang trí toà nhà Đại học Đông Dương của kiến trúc sư Ernest Hebrard. Và kết thúc ở vòm trần là tác phẩm trình chiếu 3D mapping của hoạ sĩ Phạm Trung Hưng vẽ lại hình 2 con chim phượng hoàng đã bong mờ theo thời gian.

Đại học Tổng hợp cũ hóa thành không gian nghệ thuật đặc biệt - ảnh 3
Tác phẩm trang trí với đèn chùm của kiến trúc sư Lê Phước Anh.

Sự sắp đặt liên kết các tác phẩm giữa toàn bộ chiều sâu lên trên mái của sảnh chính là một đại tác phẩm lộng lẫy, gợi mở cái nhìn sâu sắc, độc đáo về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương và Việt Nam từ quá khứ đến đương đại.

Không gian trưng bày còn lan tỏa đến hội trường Ngụy Như Kon Tum với tác phẩm video art "Đại tượng 2 - Sơn Hà Diễn Nghĩa", các tác phẩm vẽ sơn trên mika của họa sĩ Lê Đăng Ninh tại các tầng trên, cùng nhiều tác phẩm điêu khắc, đất nung, sắp đặt sách nghiên cứu và nhiếp ảnh dọc tuyến đường trải nghiệm...

Đặc biệt, ngoài không gian trong nhà, triển lãm còn vươn ra khuôn viên bên ngoài với tác phẩm "LETTERS - SCIENCES - ARTS" (Văn chương - Khoa học - Nghệ thuật) của họa sĩ, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn, gợi nhắc triết lý đào tạo đa ngành của Đại học Đông Dương xưa.

Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác “Cảm thức Đông Dương” được giám tuyển bởi họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, giảng viên ngành Nghệ thuật thị giác, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, sẽ diễn ra từ ngày 9/11 đến hết ngày 17/11/2024.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Bí kíp” giáo dục con trẻ thiết thực, hiệu quả

“Bí kíp” giáo dục con trẻ thiết thực, hiệu quả

(PNTĐ) - Bộ sách "Gia tài cho con" của tác giả Mẹ Mít (Lê Thị Phương Lan) xuất sắc đoạt Giải C Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 sau một năm xuất bản và được đông đảo bạn đọc đón nhận như một món quà về sự tử tế, nhân văn trong kết nối giữa các thành viên của một gia đình hạnh phúc.
Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

(PNTĐ) - Làng Việt cổ truyền là một tế bào xã hội của người Việt. Mỗi ngôi làng đều có một truyền thống văn hóa riêng cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, làng truyền thống ở Thủ đô hiện nay đang biến dạng trước những tác động của kinh tế, xã hội và của quá trình đô thị hóa khốc liệt. Bảo tồn các di sản văn hóa của làng Việt truyền thống trong bối cảnh xã hội chuyển biến ngày một phức tạp là một thách thức cần có những giải pháp tổng thể.
'Giấc mơ Chí Phèo' - nhạc kịch đầu tiên được cảm tác từ văn học

'Giấc mơ Chí Phèo' - nhạc kịch đầu tiên được cảm tác từ văn học

(PNTĐ) - Với loại hình nhạc kịch thì văn học là một “mỏ vàng” màu mỡ. Và “Giấc mơ Chí Phèo” - vở kịch đầu tiên được cảm tác từ truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. Một vở nhạc kịch Broadway thuần Việt, từ kịch bản đến âm nhạc và ê-kíp thực hiện, hy vọng sẽ chinh phục được khán giả Việt. Đó cũng là cách mà các nghệ sĩ đang hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch Việt.
“Đêm Trúc Bạch” - Sản phẩm mới du lịch của Thủ đô

“Đêm Trúc Bạch” - Sản phẩm mới du lịch của Thủ đô

(PNTĐ) - Tối 29/11, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã (Ba Đình), Sở Du lịch Hà Nội và UBND quận Ba Đình khai mạc chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến cùng đại diện các ban, ngành Trung ương và sở, ngành thành phố Hà Nội đã đến dự và nhấn nút khai mạc.