Đề cao vai trò gương mẫu của cán bộ, công chức Hà Nội

M.THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tọa đàm "Cách làm và kinh nghiệm hay trong tổ chức thực hiện phong trào "Cán bộ công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng".

Chủ trì Hội nghị có: bà Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan thành phố; bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; ông Nguyễn Công Bằng - Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng thành phố.

Đề cao vai trò gương mẫu của cán bộ, công chức Hà Nội - ảnh 1
Bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát biểu đề dẫn Tọa đàm

Phát biểu đề dẫn, bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: Đứng trước những đòi hỏi tư thực tiễn, Thành phố Hà Nội luôn chú trọng mục tiêu: Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước trong thời kỳ mới. Để đạt được mục tiêu này, trong những năm qua, Thành phố đã tập trung, ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho phát triển con người. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô; là 1 trong nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu của Đảng bộ TP. Hà Nội nhiều nhiệm kỳ, xác định đây là một trong 3 nội hàm quan trọng trong thực hiện Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” với các chuẩn mực định hướng cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến phấn đấu xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử văn hóa, văn minh.

Với mong muốn, cán bộ, công chức của Hà Nội là người đi đầu, gương mẫu thực hiện quy định của thành phố, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được UBND thành phố ban hành theo Quyết định 522/QĐ-UBND ngày 25/1/2017 ra đời trong hoàn cảnh đó. Đối tượng áp dụng của Quy tắc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội. Quy tắc gồm 4 chương, 11 điều, quy định mục đích, đối tượng, phạm vi; quy tắc ứng xử chung, ứng xử với người dân.

Tiếp đó, năm 2019 với mong muốn nâng cao ý thức, trách nhiệm và văn hóa ứng xử, chuẩn mực giải quyết công việc với người dân và tổ chức, gương mẫu trong gia đình và tổ chức góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và xã hội, Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố ban hành Kế hoạch số 04/KH-HĐTĐKT ngày 19/6/2019 về tổ chức thực hiện phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng”.

Đề cao vai trò gương mẫu của cán bộ, công chức Hà Nội - ảnh 2
Bà Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan thành phố trao đổi với lãnh đạo xã Đông Lũ (Ứng Hòa)

Tại Tọa đàm, đại diện đến từ các cơ quan, đơn vị thuộc quận, huyện tại Hà Nội đã chia sẻ những kinh nghiệm, những cách làm hay tạo nên hiệu quả tốt đã được khen thưởng tại địa phương cũng như nhận diện điều còn tồn tại, thiếu sót để khắc phục trong thời gian tới. Đại diện quận Bắc Từ Liêm cho biết, Quận đã triển khai hiệu quả các mô hình Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: Tổ chức lễ phát động; xây dựng tiêu chí nhận diện các mô hình và thang bảng điểm đánh giá, hàng tháng mô hình “Bộ phận một cửa giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp”; “Cơ quan xanh, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng”, hồ sơ chấm điểm đánh giá được lưu tại đơn vị. Quận cũng đã tích cực tổ chức các hội thi như: Hội thi “Bí thư Chi bộ giỏi”, “Phụ nữ - Thanh niên quận Bắc Từ Liêm thực hiện Quy tắc ứng xử của UBND thành phố Hà Nội”, Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng”...

Bà Ngô Thị Sinh (Phòng Nội vu huyện Hoài Đức) cho biết, huyện đã có sáng kiến trang bị đồng phục cho cán bộ tại bộ phận Một cửa từ huyện đến xã, tạo nên nhận diện riêng cho công chức nơi đây. Công tác kiểm tra tại huyện được thực hiện nghiêm túc. Đoàn kiểm tra về thực hiện văn hóa công sở được UBND huyện xây dựng kế hoạch riêng và tiến hành hàng năm. Qua đó, góp phần chấn chỉnh đội ngũ, nâng cao trách nhiệm, ý thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện.

Đề cao vai trò gương mẫu của cán bộ, công chức Hà Nội - ảnh 3
Đại biểu tham luận tại Tọa đàm

Hưởng ứng Phong trào “CBCCVC thi đua thực hiện văn hoá công sở” giai đoạn 2019-2025, Hội LHPN Hà Nội đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn, cụ thể hóa nội dung Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII vào phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Thủ đô Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch”; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cuộc vận động  “Xây dựng gia đình 5 không - 3 sạch” và cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, góp phần thực hiện các bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Thành phố đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, trong đó tập trung vận động phụ nữ ứng xử thanh lịch, văn minh trong nói năng, giao tiếp; thực hiện văn hóa công sở; đặc biệt chú trọng thực hiện văn hóa ứng xử nơi công cộng.

Có thể nói, hơn 6 năm qua, việc thực hiện các quy tắc ứng xử và 4 năm thực hiện phong trào đã góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô kỷ cương - trách nhiệm - tận tình - thân thiện; định hướng cho cán bộ các chuẩn mực trong giải quyết công việc với tổ chức, công dân trong gia đình và xã hội. Điều đó cũng góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Thông qua việc triển khai quy tắc, xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hay, nhiều gương cá nhân/tập thể điển hình tiêu biểu trong thực hiện quy tắc ứng xử, được UBND thành phố và các cấp tôn vinh, biểu dương, khen thưởng.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.