Dở khóc dở cười với “gu” nghe nhạc!

Chia sẻ

Việc học sinh lớp 7 một trường ở Hà Đông (Hà Nội) nhảy trên nền nhạc ca khúc "người lớn" WAP của Cardi B trong chương trình Trung thu mới đây khiến dư luận hết sức ngỡ ngàng.

Nhưng cam đoan rằng, nếu chính tác giả của ca khúc đó, cùng người thể hiện - ca sỹ Cardi B không đưa clip này lên mạng xã hội, kèm theo nỗi lo: "Tôi sẽ gặp rắc rối to khi họ tìm ra lời bài hát ấy", thì có lẽ hết thảy các bậc phụ huynh, giáo viên đều cảm thấy... bình thường.

Cardi BNền nhạc của bài hát WAP do Cardi B và Megan Thee Stallion thể hiện đang được sử dụng không phù hợp.

Sự thực thì, đoạn clip cho thấy có 2 học sinh đang thực hiện những động tác vũ đạo trên nền nhạc của bài hát WAP do Cardi B và Megan Thee Stallion thể hiện. WAP là một bài hát có nội dung 18+, có nhiều chi tiết nếu được dịch ra tiếng Việt có lẽ không ít người sẽ phải đỏ mặt vì ngôn ngữ rất phản cảm, không hợp thuần phong mỹ tục của người Việt. Câu chuyện này khiến chúng ta nhớ đến màn cười ngất của một tác giả người nước ngoài nói tiếng Việt như người Việt là Dâu Tây (Joe). Trong tác phẩm của mình, anh mô tả cảm giác khi nghe các bà, các cô nhảy tập thể dục vô cùng náo nhiệt, hào hứng theo bản nhạc “Boom Boom Boom” ngoài công viên, ven hồ.

Là người nước ngoài, dĩ nhiên anh hiểu lời bài hát là gì: “Nếu em cô đơn, hãy tìm đến phòng anh, chúng mình sẽ vui vẻ suốt đêm. Bùm, bùm, bùm”. Một ca khúc đương nhiên không có gì vi phạm thuần phong mỹ tục cả, nhưng nó đầy tính chất phong tình, sống gấp, phù hợp với các cuộc vui của giới trẻ và đương nhiên nó không thật sự phù hợp với các bà, các cô đang nỗ lực giảm béo trong công viên. Sự khôi hài là ở chỗ tất cả những người tập đều không quan tâm và cũng không hiểu “boom boom boom” là cái gì, miễn sôi động là được.

Nhưng nếu “Boom Boom Boom” mà mở cho các cháu nhảy trong một đêm trung thu thì sao? Có lẽ chúng ta không thể cười ngất được nữa mà cảm thấy hoảng sợ thực sự. Đây là hậu quả tất yếu của sự thiếu quan tâm, thiếu thẩm định các giá trị của nền âm nhạc thế giới khi du nhập vào Việt Nam.

Chúng ta đã rất quen với việc dán nhãn (phân loại khán giả) cho phim ảnh, truyền hình, và gần đây cả sách (khuyến cáo trên bìa), nhưng trong âm nhạc thì không. Điều đó không chỉ xảy ra ở khu vực âm nhạc quốc tế, vốn có một “rào cản” nhất định với việc tìm hiểu lời bài hát, mà còn xảy ra cả ở khu vực nhạc Việt.

Dư luận đã từng xôn xao khi trước đây có ca sĩ nhí mới dăm bảy tuổi mà hát "Trả nợ tình xa" lại bán đĩa ầm ầm. Rồi các chương trình thi thố âm nhạc cho thiếu nhi trên truyền hình cũng hát khá nhiều những ca khúc người lớn. Vậy nhưng người nghe vẫn dửng dưng đón nhận như chuyện không có gì sai trái.

Sự thiếu vắng các ca khúc thiếu nhi phù hợp với giới trẻ trong thời đại mới chính là lý do khiến cho các em phải sử dụng âm nhạc người lớn để giải trí và thi thố tài năng. Trong thời đại 4.0, khi âm nhạc không biên giới thì các em sẽ du nhập ngay vào những hot trend, top trending của âm nhạc thế giới mà không có bất kỳ một bộ lọc hay một sự thẩm định, định hướng nào.

Sau sự việc trên, nhà trường đã họp ban giám hiệu, nhắc nhở tổng phụ trách rút kinh nghiệm trong vấn đề kiểm duyệt nội dung tham gia biểu diễn. Đồng thời phối hợp để tìm ra những biện pháp xử lý kịp thời, nhắc nhở học sinh lưu ý không nghe các sản phẩm dành cho người lớn. Nhưng, tất cả mới chỉ là phần ngọn. Vấn đề lớn cần quan tâm thấu đáo và có biện pháp triệt để là các em nghe gì vẫn hãy còn bỏ ngỏ cho cả gia đình, nhà trường và các cấp quản lý nghệ thuật. Đã không còn sớm để chúng ta “dán nhãn” việc nghe ca khúc, chỉ khi đó mới có thể tạo được ranh giới độ tuổi cho âm nhạc và hạn chế được những chuyện đáng tiếc như vừa qua.

MỸ NGUYỄN

Tin cùng chuyên mục

Độc đáo Triển lãm trực tuyến giới thiệu bộ sách kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Độc đáo Triển lãm trực tuyến giới thiệu bộ sách kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), Nhà xuất bản Kim Đồng đã phát hành bộ sách gồm 17 cuốn sách viết về Điện Biên Phủ với nhiều thể loại của nhiều tác giả nổi tiếng. Trong đó, đáng chú ý là cuốn sách “Kí họa trong chiến hào” của họa sĩ Phạm Thanh Tâm.
Người dân háo hức xem lễ diễu binh diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân háo hức xem lễ diễu binh diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngay từ sáng sớm sáng 7/5, đông đảo nhân dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên và nhiều địa phương trong cả nước đã đến Sân vận động thành phố Điện Biên cùng theo dõi Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và dành những tình cảm hướng về mảnh đất Điện Biên lịch sử.
 “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” - Những khoảnh khắc hùng tráng của lịch sử dân tộc

“Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” - Những khoảnh khắc hùng tráng của lịch sử dân tộc

(PNTĐ) - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”, tạo nên một dòng chảy nghệ thuật vừa hào hùng, vừa sâu lắng, hồi tưởng về những khoảnh khắc hùng tráng đã khắc sâu trong lịch sử dân tộc 70 năm về trước.