Đổi mới việc vận chuyển du khách tại Lễ hội chùa Hương 2024

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 12.2 (mùng 3 Tết Giáp Thìn), Sở VHTT Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát công tác tổ chức lễ hội chùa Hương trước ngày khai hội. Theo ghi nhận, đến thời điểm này, việc chuẩn bị tổ chức lễ hội đã sẵn sàng; công tác quản lý và tổ chức lễ hội diễn ra quy củ, đúng quy trình, quy định.

Lễ hội chùa Hương được diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 11/2/2024 đến hết ngày 11/5/2024 (tức từ ngày mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày 4/4 năm Giáp Thìn). Trong đó, ngày khai hội là 15/2/2024 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Địa điểm Lễ khai hội tại sân chùa Thiên Trù - chùa Hương. Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề: Lễ hội chùa Hương An toàn - Văn minh - Thân thiện.

Báo cáo về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội chùa Hương, Ban Tổ chức Lễ hội cho biết, để chuẩn bị tốt công tác tổ chức Lễ hội chùa Hương năm 2024, huyện Mỹ Đức đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác xây dựng đề án “Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương)".

Đổi mới việc vận chuyển du khách tại Lễ hội chùa Hương 2024 - ảnh 1
Việc vận chuyển thuyền đò phục vụ du khách năm nay được đổi mới

Điểm mới của công tác tổ chức Lễ hội chùa Hương năm nay là Ban Tổ chức giao việc điều hành vận chuyển thuyền đò phục vụ du khách về tham quan lễ phật cho HTX Dịch vụ du lịch chùa Hương nhằm bảo đảm an toàn, văn minh cho mùa lễ hội, góp phần xóa bỏ tình trạng cò mồi, chèo kéo, dẫn khách từ xa. Bên cạnh đó, năm nay, Ban Tổ chức vận hành thử nghiệm đưa xe điện vào phục vụ du khách với giá niêm yết công khai. 

Đặc biệt, UBND huyện Mỹ Đức thống nhất tiếp tục chuyển đổi hình thức bán vé truyền thống sang bán vé điện tử nhằm tạo sự văn minh, sự minh bạch, công khai về giá, tránh thất thu ngân sách, vé giả, vé lậu trong việc kiểm soát vé. Cụ thể, giá vé thu phí thắng cảnh là 120.000đ /người/lượt; trong đó đã có 2.000đ bảo hiểm. Về công tác quản lý bến bãi trông giữ phương tiện của du khách, hiện xã Hương Sơn có 4 bến bãi trông giữ phương tiện gồm: Bến xe Hội xá, bến xe Hương Sơn (bến chợ Đục Khê), bến xe đường số 1 và bến xe Cổng vại (bến Tuyết Sơn) tạm thời đáp ứng đủ nhu cầu trông giữ phương tiện trong Lễ hội chùa Hương năm 2024.

Đổi mới việc vận chuyển du khách tại Lễ hội chùa Hương 2024 - ảnh 2
Du khách đến chùa Hương ngày mùng 3 Tết

Theo thống kê của Ban Quản lý Di tích chùa Hương, trong 3 ngày miễn phí vé (từ 30 Tết đến mùng 2 Tết) số lượt du khách đến với chùa Hương là 30.000 lượt người. Ngày mùng 3 (bắt đầu thu vé), số lượt người đến văn cảnh chùa là trên 20.000 lượt người. 

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, công tác chuẩn bị cho khai mạc Lễ hội chùa Hương cơ bản đúng quy định. Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị Ban tổ chức lễ hội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có nhiều phương án xử lý khi lượng người dự hội đông nhằm bảo đảm lễ hội diễn ra an toàn, văn minh.

Đổi mới việc vận chuyển du khách tại Lễ hội chùa Hương 2024 - ảnh 3
Lãnh đạo sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội chùa Hương

Với vai trò là cơ quan quản lý, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đã ban hành các kế hoạch, văn bản triển khai các hoạt động và hướng dẫn các quận, huyện, thị xã trong việc triển khai, thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024. Trong đó nêu rõ yêu cầu, mục đích phải thực hiện nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Thành phố về công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn Thủ đô.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh đề nghị huyện Mỹ Đức đảm bảo việc quản lý và tổ chức Lễ hội đúng quy định của pháp luật; phù hợp với thuần phong mỹ tục, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa, trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách gần xa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và du lịch trên địa bàn Thành phố.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.