Đông đảo du khách đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám dịp Tết Giáp Thìn

PV
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong 4 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 (từ mùng 1 đến mùng 4 tháng Giêng), di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón khoảng 9 vạn người đến tham quan.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những điểm đến nổi tiếng bậc nhất của Thủ đô. Những ngày Tết Giáp Thìn thời tiết đẹp, thuận lợi cho du xuân đầu năm, nhiều du khách và người dân đã đến tham quan di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt của Hà Nội. Theo thông tin từ Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, năm nay, di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, du lịch vào những ngày đầu Xuân năm mới Giáp Thìn 2024.

Đông đảo du khách đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám dịp Tết Giáp Thìn - ảnh 1
Đông đảo người dân đến Văn Miếu những ngày Tết Giáp Thìn

Từ đầu tháng 12 Âm lịch, nhiều du khách bắt đầu đến Văn Miếu chụp ảnh kỷ niệm dịp Tết Nguyên Đán 2024. Những ngày giáp Tết, không ít khách tham quan vẫn đến di tích dù nhiệt độ giảm sâu để chụp ảnh tại khu di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt này. Ngay từ sáng mùng 1 Tết, đông đảo du khách đã đến tham quan du xuân bởi đây còn là địa điểm mỗi dịp Tết đến, Xuân về người dân lại tới xin chữ đầu năm, cầu mong cho một năm mới mọi việc hanh thông.

Đông đảo du khách đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám dịp Tết Giáp Thìn - ảnh 2
Tết đến, Xuân về người dân tới Văn Miếu xin chữ đầu năm

Theo thông tin của Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trong 4 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 (từ mùng 1 đến mùng 4 tháng Giêng), di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón khoảng 9 vạn người đến tham quan.

Đông đảo du khách đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám dịp Tết Giáp Thìn - ảnh 3
Du khách đến Văn Miếu còn được thưởng thức các chương trình ca múa nhạc dân tộc

Ông Nguyễn Văn Đăng (Hoài Đức) cho hay, được biết, vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ mang đến một không gian đặc biệt với Hội chữ Xuân và nhiều hoạt động văn hóa truyền thống. Vì thế ngày mùng 2 Tết tôi cùng gia đình đến đây tham quan và tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, thưởng thức các chương trình ca múa nhạc dân tộc, múa rối nước, giải cờ người…

Theo Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu, mặc dù lượng khách đông nhưng đến nay, công tác tổ chức của Văn Miếu khá tốt, du khách khá hài lòng về các hoạt động trải nghiệm. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.