Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản

M.CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 17/05, tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 73 Quán Sứ, Hà Nội, Ngài Tăng Thống Sayadaw Sandimar Bhivamsa cùng Tăng đoàn Myanmar đã đến thăm và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024.

Trong nhiệm kỳ thứ tám, từ ngày 09/3/2024, Ngài Sayadaw Sandimar Bhivamsa được suy cử làm Tăng thống GHPG Myanmar. Chuyến thăm Việt Nam lần này có ý nghĩa quan trọng, góp phần tăng cường mối liên hệ hữu nghị, thể hiện sự gắn kết hòa hợp và hỗ trợ lẫn nhau của Phật giáo hai nước nói riêng và hai quốc gia nói chung. Dù khác nhau về văn hoá nhưng cả hai nước có niềm tin chung về đạo Phật và mong muốn lan toả ý nghĩa tốt đẹp của đạo Phật đến mọi người.

Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản - ảnh 1
Ngài Tăng Thống Sayadaw Sandimar Bhivamsa cùng Tăng đoàn Myanmar đến thăm và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tại buổi gặp gỡ, Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) gồm có: Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Dũng - Phó Pháp chủ GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; Thượng tọa Thích Đức Thiện -  Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự GHPGVN cùng chư Tôn đức Tăng trong GHPGVN. Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu gửi lời cám ơn Ngài đã đến thăm chư Tôn đức giáo phẩm GHPGVN nhân dịp Phật đản. Đáp lại sự đón tiếp trang trọng của GHPGVN, Ngài Tăng Thống  Sayadaw Sandimar Bhivamsa rất hoan hỷ, gửi lời chúc mừng Phật đản đến Tăng Chúng GHPGVN đón một mùa Phật đản an vui và thành tựu mọi công đức. Cũng tại buổi gặp gỡ, thay mặt GHPGVN, Thượng tọa Thích Đức Thiện vui mừng tiếp đón Ngài Tăng Thống và Tăng đoàn Myanmar đến thăm và chúc mừng GHPGVN đúng thời điểm vô cùng ý nghĩa. Thượng tọa cũng gửi lời chúc sức khỏe đến Ngài cùng tăng đoàn đồng thời bày tỏ mong muốn sự gắn kết giữa Phật giáo hai nước ngày càng khăng khít và phát triển.

Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản - ảnh 2
Bản in bức tranh ”Liên Hoa Tịnh Cảnh” có chữ ký của Hoạ sỹ Kim Đức được chọn tặng Đức Tăng Thống Myanmar.

 

Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản - ảnh 3
Bản in bức tranh ”Liên Hoa Tịnh Cảnh” có chữ ký của Hoạ sỹ Kim Đức được chọn tặng Đức Tăng Thống Myanmar.

Buổi gặp mặt kết thúc hoan hỷ và ấm tình đạo pháp, Ngài Tăng Thống Sayadaw Sandimar Bhivamsa cùng đảnh lễ Phật và thực hiện nghi lễ tắm Phật tại Chính điện Tam bảo chùa Quán Sứ.

Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản - ảnh 4
Ngài Tăng Thống Sayadaw Sandimar Bhivamsa cùng đảnh lễ Phật và thực hiện nghi lễ tắm Phật tại Chính điện Tam bảo chùa Quán Sứ.

Trước đó, ngày 15/5 đoàn của Đức Tăng Thống Myanmar - Tiến sĩ Sayadaw Sandimar Bhivamsa - Bậc Đại Thiện Trí Cao Thượng, Bậc Đại Xiển Dương Chánh Pháp Cao Thượng; Ngài Tam tạng thứ VII Sayadaw Silakkhandha Bhivamsa - Bậc thông thuộc thấu suốt Tam tạng kinh điển của Đức Phật; ĐĐ. Thích Thiện Ngọc - Ủy viên Phân ban Hoằng pháp hải ngoại TƯ GHPGVN, Trụ trì chùa Đại Phước tại Myanmar, Bậc Xiển dương chánh Pháp, trưởng BTC; cùng Tăng đoàn đến thăm và tham dự đại lễ Phật đản tại tỉnh Phú Thọ.

Được biết, từ năm 1979 đến nay, Đức Tăng thống trụ trì ngôi chùa Min Kyaung, quận Thanlyin, Yangon. Ngài trực tiếp giảng dạy các lớp Phật pháp từ sơ cấp, trung cấp, cao cấp đến các lớp đào tạo giáo thọ sư (Dhammācariya) cho sa di và các vị tỳ khưu. Ngài được đánh giá là người ham học hỏi, tham gia giảng dạy và biên soạn nhiều sách có giá trị, góp công trong việc xây dựng các công trình tôn giáo như chùa, tháp, tự viện… Tăng thống Sayadaw Sandimar Bhivamsa đã đi các nước để hoằng pháp và tham dự các sự kiện quan trọng của Phật giáo, tham dự các hội nghị, hội thảo và các cuộc họp… với nỗ lực nhằm gìn giữ, duy trì và đẩy mạnh việc truyền bá giáo lý của Đức Phật cả trong và ngoài nước. Ghi nhận những đóng góp đó, Ngài đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý của Myama, Ấn Độ, Thái Lan…

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.