"Được học" - đó là hạnh phúc

Chia sẻ

Có một cuốn sách đã giúp tôi hiểu thêm về giá trị của học tập, truyền cho tôi năng lượng và cảm hứng học nữa, học mãi. Đó là cuốn “Được học” - một cuốn sách nói lên khao khát học tập của Tara Westover.

Ảnh minh họa.

Trong “Được học”, Tara đã thuật lại câu chuyện về cuộc đời mình, từ thuở nhỏ khi còn là một cô bé sống cùng gia đình trong một ngôi nhà nhỏ bên sườn đồi, với tuổi thơ gần như phó mặc cho tự nhiên và xa lánh hết thảy các nền văn minh.

Cũng giống như bảy anh chị em của mình, tuổi thơ Tara chưa bao giờ được đến trường. Dù gia đình Westover không giàu nhưng cũng không đến mức không thể cho các con tới trường. Tất cả chì vì cha của Tara nghĩ rằng trường học sẽ làm các con ông rời xa đức tin của Thiên chúa. Là tín đồ giáo hội Mormon, ông không tin tưởng các trường công lập, nên đều cho các con của mình tự học ở nhà. Nhưng đến một ngày, Tara muốn đến trường học. Cô tò mò về cuộc sống ngoài kia, bên ngoài núi Buck mà cô tiếp cận.

Cô nghĩ mình chỉ cần nói chuyện với bố, nhưng chưa kịp mở lời cô đã có cảm giác đầy tội lỗi. Cô cảm thấy ước muốn đến trường của mình là một sự lăng mạ với những gì bố đã hy sinh để nuôi gia đình. Nhưng nếu tiếp tục ở nhà thì cô vẫn chỉ là một đứa bé. Cô chấp nhận mạo hiểm để đi học, tự ôn thi ACT, đỗ đại học BYU sau hai lần thi, sau đó học tiếp Cambridge, rồi học tiến sĩ ở Harvard.

Mặc dù được tiếp cận với tri thức nhân loại tại môi trường giáo dục mới nhưng thi thoảng cô cảm thấy mình không thuộc về nơi này. Ngược lại, Tara cũng nhận ra, mỗi lần về thăm nhà, về núi Buck, cô có cảm giác tội lỗi, xấu hổ. Nhưng cô đã vượt qua tất cả, để học tập, để đem lại vinh quang cho chính mình. Đó là một hành trình “trầy da tróc vảy” để được tới trường.

Tôi đã ngạc nhiên và không cầm được nước mắt khi đọc rất nhiều trang sách kể về những công việc Tara đã làm, những nỗi đau đớn cô phải chịu chỉ vì muốn học. Và ám ảnh nhất là sự khủng hoảng tinh thần của cô khi đấu tranh với việc học và thái độ thù địch, xa lánh của bố mẹ, người thân. Có những điều ngoài sức tưởng tượng của bản thân tôi.

Tôi bỗng nghĩ đến mình và bạn bè - hàng ngày vẫn được đến trường, học tập trong những điều kiện đầy đủ nhất nhưng nhiều khi cứ coi việc đi học là nghĩa vụ, học tập với cảm giác nặng nề. Trong khi còn rất nhiều người đang khao khát học tập nhưng họ lại không thể làm được bởi những khiếm khuyết trên cơ thể, vì hoàn cảnh khó khăn… Vậy mà họ không bỏ cuộc. Tôi biết nhiều người, tay không viết được thì dùng chân, mắt không dùng được thì dùng tai để nghe hoặc dùng chữ nổi. Dù khó khăn đến đâu họ vẫn tìm ra cho mình cách để học, vậy mà tại sao tôi và một số bạn bè tôi - khỏe mạnh, bình thường, được chăm lo chu đáo lại lười biếng như vậy?

Tôi cảm thấy may mắn khi cuốn sách đến với mình vào lúc đang chán nản với đống bài tập về nhà. Khi đọc hết cuốn sách cũng là lúc tôi nhận ra mình đang không trân trọng một thứ gì đó. Đó chính là thời gian quý báu được tới trường. Học không phải chỉ ngày một ngày hai mà nó là cả một quá trình rèn luyện lâu dài giúp cho ta có kiến thức để thành công trong công việc sau này.

Tôi thấm thía và cảm động hơn khi mẹ tôi kể rằng, người dịch cuốn sách này chính là cô Nguyễn Bích Lan - một tấm gương tự học với nghị lực phi thường. Từ một đứa trẻ khỏe mạnh, ham học hỏi nhưng vì mắc căn bệnh lạ nên cô không thể tiếp tục đến trường từ năm 13 tuổi. Thế rồi bằng khát khao mãnh liệt, bằng ý chí vươn lên mạnh mẽ, cô đã tự học, trui rèn để trở thành một dịch giả xuất sắc như hiện nay. Dù cơ thể vô cùng yếu đuối và căn bệnh quái ác chưa ngưng hành hạ. Cô còn tích cực khơi dậy và cổ vũ phong trào đọc sách trong cộng đồng bằng nhiều hành động thiết thực.

Học tập đáng để được tôn vinh. Vì chỉ có học học tập mới đem lại cho ta kiến thức và đó là con đường thành công nhanh nhất và cũng cần nhiều sự kiên trì. “Được học” của Tara Westover đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao đứa trẻ trên thế giới đang tìm kiếm con đường để thay đổi chính mình qua con đường kiến thức, trong đó có tôi. Cuốn sách đã cho tôi thêm sức mạnh và nguồn năng lượng để chinh phục ước mơ. Và để hiểu một điều: Được học - đó chính là hạnh phúc.

NGUYỄN QUỲNH HƯƠNG
(Lớp 8A2, trường THCS Tam Giang, Yên Phong, Bắc Ninh)

Tin cùng chuyên mục

Long Nhật gây xôn xao khi đột ngột từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo 2 cuộc thi sắp diễn ra

Long Nhật gây xôn xao khi đột ngột từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo 2 cuộc thi sắp diễn ra

(PNTĐ) - Ca sĩ Long Nhật đang gây chú ý khi vừa đột ngột tuyên bố từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo của hai cuộc thi: Giọng ca vàng Bolero Việt Nam và Tình ca Quê hương Việt Nam do Trung tâm Giọng ca vàng Việt Nam tổ chức. Điều này dấy lên nghi ngờ nam ca sĩ có sự không hài lòng nào đó với hai cuộc thi này.
Hàng chục nghìn khán giả cùng hát, cùng khóc với “Anh Trai Say Hi” dưới cơn mưa Hà Nội

Hàng chục nghìn khán giả cùng hát, cùng khóc với “Anh Trai Say Hi” dưới cơn mưa Hà Nội

(PNTĐ) - Tối 10/5, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) một lần nữa trở thành tâm điểm của làn sóng giải trí, khi hơn 50.000 khán giả bất chấp mưa tầm tả để hòa mình trong đêm nhạc “Anh Trai Say Hi - Concert Đêm 6” với chủ đề Pas Plus Encore. Đây là đêm cuối cùng, khép lại chuỗi sáu đêm concert tại TP. HCM và Hà Nội, đồng thời là mốc son đánh dấu hành trình gần một năm của 30 “Anh Trai” - những chàng trai đa tài đang làm mưa làm gió trên thị trường giải trí Việt.
Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.