Gặp lại Nguyệt “thảo mai” của “Phía trước là bầu trời”

Chia sẻ

PNTĐ-Phụ nữ Thủ đô đã gặp lại Hà Hương, nữ diễn viên đóng vai cô Nguyệt “thảo mai” ngày nào. Ngày đóng phim “Phía trước là bầu trời”.

 
Gần đây, bộ phim “Phía trước là bầu trời” bất ngờ gây “sốt” trở lại khi nhà đài tung ra những đoạn phim tiêu biểu đã từng gắn bó với hàng triệu khán giả một thời kỳ. Các diễn viên của bộ phim cũng lập tức được công chúng hết sức quan tâm. 
 
Phụ nữ Thủ đô đã gặp lại Hà Hương, nữ diễn viên đóng vai cô Nguyệt “thảo mai” ngày nào. Ngày đóng phim “Phía trước là bầu trời”, Hà Hương mới chỉ là cô sinh viên 19 tuổi, 17 năm sau, Hà Hương đã không còn theo nghiệp diễn viên…
 
 
Gặp lại Nguyệt “thảo mai” của “Phía trước là bầu trời”  - ảnh 1
“Nguyệt thảo mai” của ngày hôm nay 

 
Nhắc lại chuyện xưa, vai diễn “Nguyệt” đã đến với chị như thế nào ngày ấy? 
 
Rất tình cờ. Ngày ấy tôi và Thu Nga (vai Thương trong “Phía trước là bầu trời” - PV) ở chung phòng. Một hôm Nga có rủ tôi đi cùng qua Hãng phim truyện Việt Nam để lấy kịch bản. Nghe thế tôi cũng vô tư bảo: “Ừ tôi đi xách đồ cho bà”. Cuối cùng lần đi “xách đồ” ấy lại mang đến cho tôi kịch bản phim quá hay và trở thành dấu mốc quan trọng trong cuộc đời tôi. Đạo diễn Đỗ Thanh Hải ngay khi nhìn thấy đã “nhắm” tôi vào vai Nguyệt.
 
Tôi cũng không rõ anh Hải với con mắt chuyên nghiệp của anh đã nhìn được gì từ tôi. Có lẽ do ngày ấy tôi gầy hơn bây giờ, khuôn mặt góc cạnh, mắt to và sắc hơn. Nhất là ai cũng bảo tôi có cái miệng “cuốn lô”. Tôi còn nhớ chị lồng tiếng cho nhân vật Nguyệt hồi ấy có “than thở” với tôi rằng sao mồm tôi dẻo thế, làm chị nói tiếng theo cũng “trẹo” hết mồm (cười). 
 
Sau bao năm, kỷ niệm nào về bộ phim vẫn theo chị đến tận giờ? 
 
Hồi đóng “Phía trước là bầu trời” chúng tôi gần như đều là diễn viên nghiệp dư, sống rất bản năng và vô tư. Thành ra anh Đỗ Thanh Hải đã phải cực kỳ vất vả để “trị” và giữ được kỉ luật khu xóm trọ. Anh Đỗ Thanh Hải như người “bảo mẫu” ấy, và anh cực kỳ có kinh nghiệm sống. 
  
Rồi sau khi phim chiếu xong, tôi đi ra ngoài đời bị người ta chửi là “sống chẳng ra gì”, mua hàng nhiều chỗ không thèm bán. Những lúc ấy chỉ biết đơ ra chứ cũng không biết phản ứng sao. 
 
Cuộc sống sinh viên của chị có giống như trong phim “Phía trước là bầu trời”? 
 
Tôi may mắn được trải nghiệm cuộc sống sinh viên từ sớm, nhưng tôi dễ dàng hơn các bạn sinh viên khác. Tôi lên Hà Nội học múa từ năm 11 tuổi, năm 1993. Sau khi tốt nghiệp ra trường thì được nhận luôn vào Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam làm. Không giống như Nguyệt phải vất vả, chiêu trò để có việc. 
 
Đã có công việc ở Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, sao chị còn chuyển sang làm ngân hàng, rồi kinh doanh? 
 
Trong lúc làm việc ở Nhà hát tôi tiếp tục đăng kí theo học thêm trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Tốt nghiệp trường kinh tế xong, chuyển sang làm ngân hàng và sau đó thì nghỉ để kinh doanh riêng và có điều kiện chăm sóc gia đình. Tôi lui về hậu phương để chồng tôi “xông pha”. 
 
Thực ra ngày làm nghệ thuật tôi cũng có hơi tiếc việc học hành của mình. Bởi ngày đi học tôi học rất giỏi. Nhưng bây giờ làm kinh doanh, tôi vẫn có thể đi dạy múa được đó thôi. 
 
Quyết định lui về chăm sóc gia đình thay chồng có khó khăn với chị? 
 
Tôi có lẽ là tuýp phụ nữ của gia đình nên không thấy khó khăn gì lắm với quyết định đó. Mọi thứ cứ tự nhiên đến, tôi sống cũng thuận theo tự nhiên. Đến tuổi có người yêu thương, làm mẹ, làm vợ, sinh con đẻ cái. 
 
Những khó khăn trong cuộc sống chỉ là những vết nứt, và chính bạn lựa chọn cách mạ lên vết nứt đó bằng vàng bạc hay bùn đất. Suy nghĩ lạc quan thì khó khăn sẽ qua rất nhanh. Với vợ chồng tôi, cuối ngày được ở bên gia đình, nhìn thấy nụ cười của con thì mệt mỏi đều tan biến.
 
Chồng chị là người như thế nào? 
 
Anh ấy khiến tôi cảm thấy may mắn khi luôn lắng nghe, im lặng đồng thuận với những gì tôi làm. Và chúng tôi đặt sự tin tưởng lên hàng đầu dể duy trì mối quan hệ. Tôi và chồng bằng tuổi, quen nhau tình cờ trong một lần tôi được bạn rủ đi chơi tennis. Vì bằng tuổi nên chúng tôi có cả một khoảng thời gian vô tư chơi với nhau như bạn bè tầm 6 tháng rồi bắt đầu yêu. Hai người có nhiều điểm chung, ở cạnh nhau cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Sau một năm yêu nhau thì tôi “khăn gói quả mướp” về nhà anh làm dâu. 
 
Chúng tôi có nguyên tắc là “cùng nắm tay nhau anh nhé”. Anh hiểu tôi là phụ nữ của gia đình. Còn tôi cảm nhận anh từ ánh nhìn đủ để mình hiểu nó có dành cho người phụ nữ anh yêu hay không. 
 
Xin cảm ơn chị!
 
Minh Hương

Tin cùng chuyên mục

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 70 năm đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn được nhắc nhớ tới thế hệ trẻ thông qua những ấn phẩm được xuất bản.
Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

(PNTĐ) - Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”. Chương trình đưa khán giả đi suốt dọc hành trình hơn 3.000 ngày trường chinh đánh giặc cho tới thắng lợi Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và ngày về Thủ đô trong khải hoàn chiến thắng.
Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

(PNTĐ) - Nhân cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Ban Tổ chức đã phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ” nhằm lưu giữ và lan tỏa những khoảnh khắc đẹp của các vận động viên và người dân cổ vũ trên hành trình cuộc đua.
Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Cục Điện ảnh, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” trình chiếu miễn phí 6 bộ phim: Điện Biên Phủ, Hồi ức Điện Biên, Chuyện những người lính già, Đồng hành cùng lịch sử, Chia lửa cùng Điện Biên, Điện Biên Phủ niềm hy vọng.