Ghi lại góc nhìn, tôn trọng sự thật lịch sử qua những bức ảnh

Chia sẻ

Là một trong những phóng viên ảnh đầu tiên có mặt tại Cao Bằng khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đầu năm 1979 nổ ra, ông Trần Mạnh Thường (sinh năm 1938, trú tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã chứng kiến, ghi lại sự kiện này bằng ảnh.

Nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường năm nay đã 84 tuổi, nhưng vẫn rất minh mẫn, khoẻ mạnh. Những ngày này, ông Thường trầm ngâm lật giở các bức ảnh là minh chứng lịch sử cho cuộc kháng chiến vệ quốc năm 1979 của dân tộc, nhớ lại: Từ tháng 10/1978, Trung Quốc đã gây hấn ở biên giới nước ta.

ẢnhNHững bức ảnh do nghệ sỹ nhiếp ảnh Bùi Mạnh Thường chụp trở thành tư liệu quý về một giai đoạn lịch sử của dân tộc (Ảnh: NSNA Bùi Mạnh Thường)

Trước tình hình này, Ban Tuyên huấn Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) có chủ trương đưa văn nghệ sỹ lên biên giới để tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, vận động nhân dân không nghe theo địch. Khi ấy, ông Thường đang công tác tại Nhà xuất bản Văn hóa, là phóng viên ảnh, được chọn cùng nhạc sỹ Phó Đức Phương, nhạc sỹ Thái Cơ và họa sỹ Doãn Chung lên Cao Bằng làm nhiệm vụ.  

Tết Nguyên đán năm đó, các văn nghệ sỹ được về nhà. Ngày 16/2/1979, ông Thường mua vé máy bay khứ hồi lên Cao Bằng (lúc đó Cao Bằng có sân bay đỗ được máy bay cánh quạt). “Nhân viên bán vé cho biết chỉ có vé 1 chiều, không có vé khứ hồi nên tôi đoán là chiến tranh có thể xảy ra. Lên đến Cao Bằng, tôi ra biên giới luôn, có mặt ở huyện Hòa An. Sáng hôm sau (ngày 17/2/1979), Trung Quốc xua quân, cùng hơn 30 xe tăng đánh vào đây. Nhờ đến sớm, ông đã chụp lại được cảnh quân Trung Quốc tràn qua biên giới, tấn công xâm lược tỉnh Cao Bằng” - ông Thường kể. 

Khoảng 5h30-6h sáng ngày 17/2/1979,  xe tăng Trung Quốc tràn sang biên giới Việt Nam. Đến bản Sẩy (thuộc xã Bế Triều, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng), xe tăng địch đi đến đâu, càn quét hết nhà cửa, cây cối, gia súc gia cầm, người dân ở đó. Mặc dù, tình hình rất cam go, nhưng vốn có kinh nghiệm làm phóng viên chiến trường trong cuộc chiến chống Mỹ xâm lược trước đó, nhiếp ảnh Mạnh Thường đã chụp được những bức ảnh phản ánh sự kiện xâm lược phi nghĩa, tàn bạo của quân xâm lược, sự chiến đấu ngoan cường của quân dân ta. 

Bức ảnh cô bộ đội Bùi Thị Mùi bế cháu bé 3 tuổi Hoàng Thị Hiền trong cuộc kháng chiến bảo vệ biên giới năm 1979 (ảnh: NSNA Trần Mạnh Thường)Bức ảnh cô bộ đội Bùi Thị Mùi bế cháu bé 3 tuổi Hoàng Thị Hiền trong cuộc kháng chiến bảo vệ biên giới năm 1979 (ảnh: NSNA Trần Mạnh Thường)

Trong suốt quá trình tác nghiệp, ông đã nhận được sự giúp đỡ của hai chiến sĩ công an biên phòng và nhân địa phương. Họ đã giúp ông đi khắp chiến trường Cao Bằng, chủ yếu là đi bộ băng rừng, vượt suối vào ban đêm. Từ Thông Nông qua đèo Mã Quỷ đến Trà Lĩnh, từ Trùng Khánh qua đèo Mã Phục đến Hòa An, thị xã Cao Bằng, ông đã chụp được những bức ảnh độc nhất vô nhị, phản ánh về cuộc chiến, cố gắng cao nhất hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Là phóng viên duy nhất có mặt vào sáng 17/2/1979 tại mặt trận Cao Bằng và chụp được hàng trăm bức ảnh trong suốt chiều dài cuộc chiến đó, ông Thường xúc động nhớ lại, mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn (tính từ 17/2 đến ngày 5/3/1979, khi Trung Quốc rút quân) nhưng đối với ông cũng như những người tham gia, chứng kiến thì đây cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt. Tuy nhiên, cuộc chiến cũng cho thấy tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc của quân và dân ta tại Cao Bằng vô cùng to lớn.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất lúc đó là một em bé khoảng 3 tuổi ngồi khóc bên người mẹ đang nằm bất động, máu loang lổ đầy người. Cùng lúc đó, chiếc xe commanca chạy đến bỗng đỗ lại, cô bộ đội khoác súng AK trên vai, lưng quàng ba lô, nhảy xuống xe bế em bé lên đưa về tuyến sau. Mẹ của em bé cũng được bộ đội đưa đi cấp cứu ở quân y viện dã chiến. “Tôi đã chụp bức ảnh cô bộ đội bế em bé đó. Sau này, tôi mới biết em bé tên là Hoàng Thị Hiền, nay đã 40 tuổi, còn cô bộ đội là bà Bùi Thị Mùi, ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ…” - ông Thường kể.

Hình ảnh xúc động về cô bộ đội (bà Bùi Thị Mùi), em bé (Hoàng Thị Hiền) hội ngộ cùng tác giả chụp bức ảnh đó (nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường) sau 37 năm tại cầu Tài Hồ Sìn (xã Bạch Đằng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) đúng ngày kỷ niệm 72 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đã gây xúc động mạnh. Không chỉ bức ảnh nổi tiếng nói trên, trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường là người duy nhất chụp được một số ảnh xe tăng quân xâm lược bị quân dân ta tiêu diệt và bắt sống tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng cách đây 40 năm. Những ảnh đó từng được giải Nhất cuộc triển lãm ảnh "Toàn dân bảo vệ Tổ quốc" do Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch), TTXVN, Báo Nhân dân, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam đồng tổ chức. Ngoài ra, những bức ảnh đó cũng đoạt giải Nhất "Ảnh thời sự" Báo Nhân dân năm 1979. 

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường cho rằng, Việt Nam là dân tộc yêu hòa bình, không người dân nào muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, khi đất nước bị xâm lăng, mỗi người dân đều phải có trách nhiệm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2021, nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường đã ra mắt cuốn sách “Nhìn lại cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979” với hơn 100 bức ảnh tư liệu quý về cuộc chiến tranh biên giới 1979, một lần nữa góp phần đưa lại một góc nhìn tôn trọng sự thật lịch sử, sòng phẳng với lịch sử nhưng không kích động hận thù mà khích lệ tinh thần dân tộc chân chính giúp bạn bè yêu chuộng hòa bình khắp năm châu và thế hệ mai sau hiểu đúng bản chất một cuộc chiến vệ quốc vĩ đại của Việt Nam cách nay 43 năm. 

Báo Phụ nữ Thủ đô giới thiệu đến độc giả một số bức ảnh mà nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường đã ghi lại trong cuộc kháng chiến biên giới năm 1979.

Tội ác của địch...Tội ác của địch...

Tinh thần chiến đấu quật cường, quả cảm của quân và dân taTinh thần chiến đấu quật cường, quả cảm của quân và dân ta

Ghi lại góc nhìn, tôn trọng sự thật lịch sử qua những bức ảnh - ảnh 5Hình ảnh đẹp về dân quân du kích địa phươngHình ảnh đẹp về dân quân du kích địa phương

... và bộ đội địa phương... và bộ đội địa phương... và bộ đội ta

Ghi lại góc nhìn, tôn trọng sự thật lịch sử qua những bức ảnh - ảnh 9Chiến thắng...Với tinh thần quật khởi, quân dân địa phương các tỉnh biên giới đã đoàn kết chiến đấu dũng cảm, đập tan quân xâm lược đã gây cho chúng những thiệt hai to lớn.

Chính sánh nhân đạo củaGhi lại góc nhìn, tôn trọng sự thật lịch sử qua những bức ảnh - ảnh 12Chính sánh nhân đạo của ta đối với tù binh...

HỒNG NHUNG

(Ảnh: NSNA Trần Mạnh Thường) 

Tin cùng chuyên mục

Xúc động xem MV huyền thoại saxophone Kenny G quảng bá vẻ đẹp Hà Nội

Xúc động xem MV huyền thoại saxophone Kenny G quảng bá vẻ đẹp Hà Nội

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc "Going Home" tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.
Xuất bản song ngữ 5 thứ tiếng bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

Xuất bản song ngữ 5 thứ tiếng bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

(PNTĐ) - Vừa qua, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt, giới thiệu bộ sách 6 cuốn Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân (tiếng Việt và song ngữ gồm 5 ngoại ngữ: Việt - Anh, Việt - Pháp, Việt - Tây Ban Nha, Việt - Trung, Việt - Ả rập) nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.