Ghi lại góc nhìn tôn trọng sự thật lịch sử từ những bức ảnh

Chia sẻ

Là một trong những phóng viên ảnh đầu tiên có mặt tại Cao Bằng khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đầu năm 1979 nổ ra, ông Trần Mạnh Thường (sinh năm 1938, trú tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã chứng kiến, ghi lại sự kiện này bằng ảnh.

Trong căn nhà ở khu tập thể học viện Quân y, nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường năm nay đã 84 tuổi, nhưng vẫn rất minh mẫn, khoẻ mạnh. Trầm ngâm lật giở các bức ảnh là minh chứng lịch sử cho cuộc kháng chiến vệ quốc năm 1979 của dân tộc, ông Thường nhớ lại: Từ tháng 10/1978, Trung Quốc đã gây hấn ở biên giới nước ta.

Trước tình hình này, Ban Tuyên huấn Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) có chủ trương đưa văn nghệ sỹ lên biên giới để tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, vận động nhân dân không nghe theo địch. Khi ấy, ông Thường đang công tác tại Nhà xuất bản Văn hóa, là phóng viên ảnh, được chọn cùng nhạc sỹ Phó Đức Phương, nhạc sỹ Thái Cơ và họa sỹ Doãn Chung lên Cao Bằng làm nhiệm vụ.

Những bức ảnh do nghệ sỹ nhiếp ảnh Bùi Mạnh Thường chụp trở thành tư liệu quý về một giai đoạn lịch sử của dân tộc 	Ảnh: NSNA Bùi Mạnh ThườngNhững bức ảnh do nghệ sỹ nhiếp ảnh Bùi Mạnh Thường chụp trở thành tư liệu quý về một giai đoạn lịch sử của dân tộc . Ảnh: NSNA Bùi Mạnh Thường

Tết Nguyên đán năm đó, các văn nghệ sỹ được về nhà. Ngày 16/2/1979, ông Thường mua vé máy bay khứ hồi lên Cao Bằng (lúc đó Cao Bằng có sân bay đỗ được máy bay cánh quạt). “Nhân viên bán vé cho biết chỉ có vé 1 chiều, không có vé khứ hồi nên tôi đoán là chiến tranh có thể xảy ra. Lên đến Cao Bằng, tôi ra biên giới luôn, có mặt ở huyện Hòa An. Sáng hôm sau (ngày 17/2/1979), Trung Quốc xua quân, cùng hơn 30 xe tăng đánh vào đây. Nhờ đến sớm, tôi đã chụp lại được cảnh quân Trung Quốc tràn qua biên giới, tấn công xâm lược tỉnh Cao Bằng” - ông Thường kể.

Khoảng 5h30-6h sáng ngày 17/2/1979, xe tăng Trung Quốc tràn sang biên giới Việt Nam. Đến bản Sẩy (thuộc xã Bế Triều, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng), xe tăng địch đi đến đâu, càn quét hết nhà cửa, cây cối, gia súc gia cầm, người dân ở đó. Mặc dù, tình hình rất cam go, nhưng vốn có kinh nghiệm làm phóng viên chiến trường trong cuộc chiến chống Mỹ xâm lược trước đó, nhiếp ảnh Mạnh Thường đã chụp được những bức ảnh phản ánh sự kiện xâm lược phi nghĩa, tàn bạo của quân xâm lược, sự chiến đấu ngoan cường của quân dân ta.

Là phóng viên duy nhất có mặt vào sáng 17/2/1979 tại mặt trận Cao Bằng và chụp được hàng trăm bức ảnh trong suốt chiều dài cuộc chiến đó, ông Thường xúc động nhớ lại, mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn (tính từ 17/2 đến ngày 5/3/1979, khi Trung Quốc rút quân) nhưng đối với ông cũng như những người tham gia, chứng kiến thì đây là cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt. Tuy nhiên, cuộc chiến cũng cho thấy tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc của quân và dân ta tại Cao Bằng vô cùng to lớn.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất lúc đó là một em bé khoảng 3 tuổi ngồi khóc bên người mẹ đang nằm bất động, máu loang lổ đầy người. Cùng lúc đó, chiếc xe commanca chạy đến bỗng đỗ lại, cô bộ đội khoác súng AK trên vai, lưng quàng ba lô, nhảy xuống xe bế em bé lên đưa về tuyến sau. Mẹ của em bé cũng được bộ đội đưa đi cấp cứu ở quân y viện dã chiến. “Tôi đã chụp bức ảnh cô bộ đội bế em bé đó.

Sau này, tôi mới biết em bé tên là Hoàng Thị Hiền, nay đã ngoài 40 tuổi, còn cô bộ đội là bà Bùi Thị Mùi, ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ…” - ông Thường kể.

Hình ảnh xúc động về cô bộ đội (bà Bùi Thị Mùi), em bé (Hoàng Thị Hiền) hội ngộ cùng tác giả chụp bức ảnh đó (nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường) sau 37 năm tại cầu Tài Hồ Sìn (xã Bạch Đằng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) đúng ngày kỷ niệm 72 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đã gây xúc động mạnh.

Không chỉ bức ảnh nổi tiếng nói trên, trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường là người duy nhất chụp được một số ảnh xe tăng quân xâm lược bị quân dân ta tiêu diệt và bắt sống tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng cách đây 40 năm.

Những ảnh đó từng được giải Nhất cuộc triển lãm ảnh “Toàn dân bảo vệ Tổ quốc” do Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch), TTXVN, Báo Nhân dân, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam đồng tổ chức. Ngoài ra, những bức ảnh đó cũng đoạt giải Nhất “Ảnh thời sự” Báo Nhân dân năm 1979.

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường cho rằng, Việt Nam là dân tộc yêu hòa bình, không người dân nào muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, khi đất nước bị xâm lăng, mỗi người dân đều phải có trách nhiệm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2021, nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường đã ra mắt cuốn sách “Nhìn lại cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979” với hơn 100 bức ảnh tư liệu quý về cuộc chiến tranh biên giới 1979, một lần nữa góp phần đưa lại một góc nhìn tôn trọng sự thật lịch sử, sòng phẳng với lịch sử nhưng không kích động hận thù mà khích lệ tinh thần dân tộc chân chính giúp bạn bè yêu chuộng hòa bình khắp năm châu và thế hệ mai sau hiểu đúng bản chất một cuộc chiến vệ quốc vĩ đại của Việt Nam cách nay 43 năm.

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục nghìn khán giả cùng hát, cùng khóc với “Anh Trai Say Hi” dưới cơn mưa Hà Nội

Hàng chục nghìn khán giả cùng hát, cùng khóc với “Anh Trai Say Hi” dưới cơn mưa Hà Nội

(PNTĐ) - Tối 10/5, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) một lần nữa trở thành tâm điểm của làn sóng giải trí, khi hơn 50.000 khán giả bất chấp mưa tầm tả để hòa mình trong đêm nhạc “Anh Trai Say Hi - Concert Đêm 6” với chủ đề Pas Plus Encore. Đây là đêm cuối cùng, khép lại chuỗi sáu đêm concert tại TP. HCM và Hà Nội, đồng thời là mốc son đánh dấu hành trình gần một năm của 30 “Anh Trai” - những chàng trai đa tài đang làm mưa làm gió trên thị trường giải trí Việt.
Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.
Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ Việt đối mặt với làn sóng chỉ trích vì quảng cáo sản phẩm thổi phồng công dụng, thậm chí sai sự thật. Từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến thuốc giảm cân, chữa bệnh không rõ nguồn gốc... hình ảnh các nghệ sĩ vốn được công chúng tin tưởng đã bị lợi dụng, khiến nhiều người mất danh tiếng, sự nghiệp chỉ vì tham lợi từ quảng cáo.
Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

(PNTĐ) - Khi ca khúc Tái sinh vẫn còn đang “cháy” trong lòng người hâm mộ, và Lời nói dối của cha vừa gây được ấn tượng mạnh, Tùng Dương tiếp tục tung ra một sản phẩm âm nhạc mới với cái tên đầy cảm xúc: Đừng buồn phiền nữa. Theo chia sẻ của nam ca sĩ, đây là lời nhắn nhủ đầy chân thành anh muốn gửi đến những người trẻ đang sống trong một thế giới đầy áp lực và biến động.