Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2023

Gìn giữ giá trị văn hoá ẩm thực truyền thống

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 diễn ra từ ngày 1 đến 3/12 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng). Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức nhằm giới thiệu những nét tinh hoa ẩm thực Hà thành đến với công chúng.

Tham dự sự kiện có: ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; bà Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội; ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội... cùng một số lãnh đạo các sở, ngành của Hà Nội. 

Bà Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng, Lễ hội Văn hoá Ẩm thực Hà Nội năm 2023 là nơi giao lưu, trải nghiệm những nét đặc trưng văn hóa ẩm thực, món ăn đa dạng, phong phú, đặc sắc được chế biến, trình bày công phu, hấp dẫn bởi các nghệ nhân đến từ nhiều địa phương và các quốc gia khác nhau.

Gìn giữ giá trị văn hoá ẩm thực truyền thống  - ảnh 1
Các đại biểu tham dự Lễ hội

Tại Lễ Hội, gần 80 gian hàng được chia thành 3 khu vực nhằm giới thiệu, trưng bày các món ăn đặc sắc của Hà Nội  và các sản phẩm tiêu biểu làng nghề truyền thống của Hà Nội như: Cốm Mễ Trì, xôi chè Phú Thượng, miến làng So, bánh trung thu truyền thống, giò chả Ước Lễ, chè lam Thạch Xá, rượu làng Ngâu, cháo gõ Quảng Phú Cầu, bánh cuốn Hòa Nam, cà dầm tương Tam Hiệp...

Ngoài ra còn có khu vực giới thiệu các đặc sản ẩm thực của một số vùng, miền như: Hà Giang với bánh chưng gù, thịt treo gác bếp và mật ong bạc hà; Bắc Ninh với rượu hoa cúc, bánh phu thê, bánh tẻ, nem Bùi, kẹo lạc, chè lam, nước mắm cà cuống và tinh dầu cà cuống; Hà Nam với kẹo lạc, chuối ngự Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu; Quảng Bình với mứt sâm, trà sâm, gà hầm sâm, bánh bột lọc; Quảng Nam với mì Quảng, cơm gà, chè bưởi, cao lầu, chè bắp và bánh mì kẹp…

Trong khuôn khổ Lễ hội cũng diễn ra toạ đàm “Phát huy nguồn nhân lực - phát triển văn hóa ẩm thực trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, Hà Nội cần có nhận thức trong việc định vị, xây dựng kế hoạch khai thác, đầu tư phát triển ẩm thực xứng tầm. Cụ thể, Hà Nội cần có các tuyến phố ẩm thực, tuyến phố ăn đêm trong khu vực phố cổ, phố cũ, khu đô thị; Tạo dựng không gian và chuỗi các nhà hàng ẩm thực xung quanh hồ Tây... PGS.TS Phạm Quỳnh Phương (Trưởng Bộ môn Công nghiệp văn hóa và sáng tạo Khoa các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, du lịch ẩm thực là xu hướng, đặc biệt là những món ăn là di sản, là truyền trao qua thế hệ, qua tri thức dân gian. Ẩm thực có đóng góp quan trọng vào công nghiệp văn hoá và đóng góp vào các ngành khác. 

Gìn giữ giá trị văn hoá ẩm thực truyền thống  - ảnh 2
Cần có nhận thức trong việc định vị, xây dựng kế hoạch khai thác, đầu tư phát triển ẩm thực xứng tầm

Tại buổi toạ đàm, các chuyên gia cũng đã đề xuất nhiều giải pháp đối với nhà quản lý như: Làm thế nào để ẩm thực trở thành nguồn lực phát triển công nghiệp văn hoá Hà Nội; Hà Nội cần quan tâm đến những điều kiện gì về hành lang pháp lý cũng như nét văn hóa riêng biệt… để tạo dấu ấn cho du khách trong nước và quốc tế...

Lễ hội còn có nhiều hoạt động như: Triển lãm ảnh về văn hóa, du lịch, ẩm thực tiêu biểu trong nước và quốc tế (Đan Mạch, Venezuela, Ấn Độ, Iran, Panama, Hàn Quốc, Philippines, Lào, Campuchia…); triển lãm lưu động giới thiệu sách quảng bá về văn hóa nghệ thuật, du lịch, ẩm thực tiêu biểu trong nước và quốc tế.

Gìn giữ giá trị văn hoá ẩm thực truyền thống  - ảnh 3
Giới thiệu ẩm thực đặc sắc của Hà Nội

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 là nơi giao lưu, trải nghiệm những nét đặc trưng văn hóa ẩm thực, món ăn đa dạng, phong phú, đặc sắc được chế biến, trình bày công phu, hấp dẫn bởi các nghệ nhân đến từ nhiều địa phương và các quốc gia khác nhau. 

Sự kiện nhằm quảng bá, tôn vinh, bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá ẩm thực truyền thống vùng miền, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa nhân dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng với bạn bè quốc tế.  

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).