Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ V - Hà Nội 2022:

Góp phần phát triển sân khấu Việt Nam

Bài và ảnh: Tùy Duyên
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngay sau Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI diễn ra thành công, Hà Nội lại bước vào kỳ Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ V - Hà Nội 2022. Đây là kỳ liên hoan quốc tế lớn trong lĩnh vực sân khấu được diễn ra sau 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mang nhiều kỳ vọng về sự phát triển của sân khấu thử nghiệm của Thủ đô và Việt Nam.

Góp phần phát triển sân khấu Việt Nam - ảnh 1
Vở diễn “Thượng Thiên Thánh Mẫu” thu hút sự quan tâm của khán giả khi tham dự Liên hoan 

Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ V, Hà Nội 2022 có sự tham gia của 6 đoàn nghệ thuật quốc tế gồm: Tom Corandini Teatro (Italia), Yvua Arts (Hàn Quốc), Patch Theater (Ba Lan), Singapore Raffles Music College (Singapore), Mass Foundation (Pakistan), Dhyaas Performing Arts (Ấn Độ) với 6 vở diễn mang nhiều tính thử nghiệm. Việt Nam có 16 đơn vị sân khấu gồm các đơn vị nghệ thuật ở Thủ đô Hà Nội và các địa phương như Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Long An tham gia thi 20 vở diễn. 

Ngay sau đêm khai mạc tối 15/11 tại Hà Nội, Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ V, Hà Nội 2022 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam chủ trì, phối hợp Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức đã bước vào những buổi biểu diễn đầu tiên, tạo được nhiều ấn tượng, sự quan tâm của giới chuyên môn và khán giả. Sân khấu Lucteam là đơn vị biểu diễn mở màn Liên hoan với vở Antigone. Lucteam là đơn vị sân khấu thử nghiệm nổi bật của Việt Nam trong nhiều năm gần đây, được đánh giá cao về sự sáng tạo, tính thử nghiệm cũng như tài năng của các diễn viên. 

Vở Antigone là kiệt tác sân khấu, văn chương thế giới ra đời cách đây khoảng 2.500 năm bởi nhà viết kịch đại tài thời Hy Lạp cổ đại - Sophocles. Khi đưa về Việt Nam đã được Lucteam khai thác sử dụng ngôn ngữ đa phương tiện, hiện đại, kết hợp với cách diễn đa dạng là thoại và nhảy múa, ca hát của kịch phương Tây, cộng hưởng cùng lối biểu diễn biểu hiện, ước lệ của nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam đã tạo ra một sự khác biệt, nhận được nhiều lời khen ngợi của khán giả trong nước và quốc tế.  

Điều đáng ghi nhận, các buổi diễn không chỉ là ngày hội của giới chuyên môn mà còn nhận được sự theo dõi của nhiều khán giả yêu sân khấu. Nếu như giới chuyên môn tìm đến các vở diễn, nhất là các vở diễn của quốc tế để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thì khán giả đặc biệt hào hứng khi được xem những vở diễn đã từng tạo được dư luận tốt cũng như được đánh giá cao về mặt nghệ thuật của Việt Nam như vở: “Thượng thiên Thánh Mẫu” của Nhà hát Cải lương Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Xiếc Việt Nam thể hiện; “Trái tim người Hà Nội” của Nhà hát Kịch Việt Nam; “Bản tình ca trên núi” của Nhà hát Múa rối Việt Nam... Mỗi tác phẩm dự thi đều thể hiện tài năng, sự sáng tạo vươn lên không ngừng của những người làm sân khấu Thủ đô và Việt Nam.  

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định, Liên hoan là cơ hội để các nghệ sĩ trong nước và quốc tế thể hiện tài năng, mở rộng giao lưu văn hóa, trao đổi, học tập kinh nghiệm, góp phần phát triển nghệ thuật sân khấu của Việt Nam, khu vực trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Liên hoan bày tỏ kỳ vọng Liên hoan mang tới cho người xem hôm nay những điều mới lạ, đa dạng và phong phú của nghệ thuật sân khấu, đáp ứng mong muốn, nhu cầu về chất lượng đổi mới của khán giả hôm nay với nghệ thuật biểu diễn Việt Nam và các nước trên thế giới. 

Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ V là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh sân khấu thế giới cùng các ngành nghệ thuật khác đang trên đà phục hồi và tập trung phát triển sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Những người làm sân khấu kỳ vọng, sau Liên hoan Việt Nam sẽ xuất hiện thêm nhiều vở diễn mới với những trăn trở, khám phá để tìm ra những thủ pháp dàn dựng, ngôn ngữ nghệ thuật mới cũng như xử lý một cách có hiệu quả những vấn đề đang đặt ra trong đời sống xã hội ngày nay. 

Với Hà Nội, sau Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội VI vừa qua, Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ V, Hà Nội 2022 tiếp tục nối dài nỗ lực quảng bá hình ảnh, thu hút sự quan tâm của bạn bè, du khách quốc tế đến với Thủ đô; khẳng định Hà Nội là địa phương đủ điều kiện, năng lực tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quốc tế lớn.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.