Grammy thay đổi tên một hạng mục giải thưởng âm nhạc

Chia sẻ

Giải Grammy đã đổi tên hạng mục giải thưởng “Album nhạc thế giới hay nhất” của mình thành “Album nhạc toàn cầu hay nhất”. Sự thay đổi này được cho là để tạo ra “một thuật ngữ phù hợp, hiện đại và bao trùm hơn”.

Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia cho biết, tên gọi mới “tượng trưng cho sự rời bỏ ý nghĩa của chủ nghĩa thực dân, dân gian và "phi Mỹ" mà thuật ngữ cũ thể hiện”. Một tuyên bố của Viện này nói: “Khi thực sự áp dụng tư duy toàn cầu, chúng ta cần phải cập nhật ngôn ngữ của mình để phản ánh sự phân loại phù hợp hơn nhằm tìm cách thu hút và tôn vinh âm nhạc hiện tại từ khắp nơi trên thế giới”.

Bước tiến này diễn ra vào khoảng 5 tháng sau khi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia thực hiện thay đổi đối với một số hạng mục của Giải thưởng Grammy danh giá, bao gồm đổi tên hạng mục Album đương đại đô thị hay nhất thành Album R&B tiến bộ hay nhất.

Grammy sẽ đổi tên hạng mục Album nhạc thế giới hay nhất của mình thành Album nhạc toàn cầu hay nhất, đây được xem là nỗ lực tìm kiếm thuật ngữ phù hợp hơn, hiện đại và bao hàm hơn.Grammy sẽ đổi tên hạng mục Album nhạc thế giới hay nhất của mình thành Album nhạc toàn cầu hay nhất, đây được xem là nỗ lực tìm kiếm thuật ngữ phù hợp hơn, hiện đại và bao hàm hơn.

Hành động này được cho là giống với hành động của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh khi đã đã đổi tên giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất của mình thành Phim truyện quốc tế hay nhất.

Trong vài năm trở lại đây, những người chiến thắng ở hạng mục album nhạc toàn cầu hiện nay bao gồm “Celia” của Angelique Kidjo, “Freedom” của Soweto Gospel Choir và “Shaka Zulu Revisited” của Ladysmith Black Mambazo.

Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia nhấn mạnh, hạng mục mới được đặt tên "sẽ tiếp tục là ngôi nhà cho âm nhạc có ảnh hưởng từ mọi nơi trên toàn cầu nhưng mang đến cho nó một góc nhìn mới mẻ được thúc đẩy bởi tính xác thực, đa dạng”.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.