Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ “Đa Sắc” - Nơi giao thoa giữa truyền thống và đương đại

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ 26- 31/3 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra sự kiện "Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ Đa Sắc". Sự kiện này là sự kết hợp giữa 12 họa sĩ, studio nghệ thuật và Trung tâm Hoạt động Văn hóa, Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, với mục tiêu lan tỏa tinh thần sáng tạo nghệ thuật đến công chúng yêu nghệ thuật.

Điểm nhấn của sự kiện là triển lãm "Đa Sắc", trưng bày hơn 300 tác phẩm nghệ thuật đa dạng về chất liệu như sơn dầu, màu nước, lụa, acrylic, đồ họa, bút máy và in.

Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ “Đa Sắc” - Nơi giao thoa giữa truyền thống và đương đại - ảnh 1

Mỗi tác phẩm mang một câu chuyện, một thế giới và thông điệp riêng, thể hiện góc nhìn độc đáo của từng họa sĩ về vẻ đẹp, văn hóa và con người Việt Nam.

Ảnh: baotintuc

Không chỉ là một triển lãm thông thường, "Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ Đa Sắc" còn tạo ra một không gian tương tác gần gũi giữa nghệ sĩ và công chúng. Tại khu vực sân Thái Học, 12 quầy trải nghiệm và studio nghệ thuật được bố trí như những "ngôi nhà" mở, chào đón khách tham quan đến khám phá thế giới sáng tạo.

Tại đây, công chúng không chỉ được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật chất lượng mà còn có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp với các họa sĩ, lắng nghe những câu chuyện đằng sau mỗi tác phẩm và khám phá nguồn cảm hứng sáng tác.

Trong khuôn khổ sự kiện, nhiều hoạt động workshop thú vị cũng được tổ chức, bao gồm vẽ tranh, ký họa, vẽ trên giấy dó và in nổi trên nhựa. Công chúng có thể trực tiếp trải nghiệm và cảm nhận sự mềm mại của màu nước, thử sức với nghệ thuật phác họa nhanh hoặc khám phá các kỹ thuật in ấn độc đáo.

Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ “Đa Sắc” - Nơi giao thoa giữa truyền thống và đương đại - ảnh 2
Du khách thích thú tham quan triển lãm. Ảnh: baotintuc

Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhấn mạnh rằng triển lãm "Đa Sắc" không chỉ kết nối truyền thống với đương đại mà còn góp phần khơi nguồn sáng tạo cho nghệ thuật văn hóa Việt Nam. Ông hy vọng rằng sự kiện này sẽ biến Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành một không gian văn hóa để quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội lấy ý kiến về tổ chức hoạt động trung tâm công nghiệp văn hóa, khu thương mại và văn hóa

Hà Nội lấy ý kiến về tổ chức hoạt động trung tâm công nghiệp văn hóa, khu thương mại và văn hóa

(PNTĐ) - Hội thảo Giải pháp tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hoá và khu phát triển thương mại và văn hoá diễn ra ngày 18/4 đã làm rõ định hướng phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa(CNVH); khu thương mại và văn hóa trong Quy hoạch Thủ đô cùng một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng Nghị quyết và triển khai thực hiện trên thực tế.
Chuỗi chương trình đặc biệt Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên VTV

Chuỗi chương trình đặc biệt Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên VTV

(PNTĐ) - Ngày 18/4, Đài Truyền hình Việt Nam chính thức công bố chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thể hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số. Điểm nhấn là chương trình cầu truyền hình trực tiếp và phát sóng trực tiếp Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm “50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Báo Nhân Dân và “một chạm” đặc biệt lan tỏa tình yêu đất nước

Báo Nhân Dân và “một chạm” đặc biệt lan tỏa tình yêu đất nước

(PNTĐ) - Chỉ với một chạm điện thoại, tình yêu đất nước sẽ ngày càng lan tỏa, đó là thông điệp từ dự án “Yêu lắm Việt Nam", kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số mà báo Nhân Dân công bố ngày 17/4 tại Hà Nội. Dự án còn nhằm quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền tổ quốc.