Hà Nội đón gần 19 triệu lượt khách trong 8 tháng

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 8, du lịch Hà Nội đã đón 2,49 triệu lượt khách; tính chung từ đầu năm đến nay, ngành du lịch Thủ đô đã đón 18,95 triệu lượt khách, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, có 496,4 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước, khách du lịch nội địa đạt 2 triệu lượt, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 9.530 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung từ đầu năm đến nay, ngành du lịch Thủ đô đã đón 18,95 triệu lượt khách, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2023. Khách du lịch quốc tế đạt 3,94 triệu lượt, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023, khách du lịch nội địa đạt 15,1 triệu lượt, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong tháng 8, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 57,3%, tăng 0,3 % so với cùng kỳ năm 2023. Hiện, Hà Nội có 3.760 cơ sở lưu trú với 71.246 phòng; trong đó có 606 khách sạn, khu căn hộ đã được xếp hạng từ 1-5 sao. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đã thu hút, phục vụ đông đảo lượng du khách và người dân đến tham quan và mua sắm. 

Hà Nội đón gần 19 triệu lượt khách trong 8 tháng - ảnh 1
Du khách Ấn Độ đến thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, thời gian qua, Sở Du lịch Hà Nội đã nan hành các Kế hoạch triển khai hợp tác với các tỉnh, thành phố để thúc đẩy, hợp tác phát triển du lịch bao gồm: Kế hoạch số 91/KH-SDL ngày 8/7/2024 về tổ chức hội nghị liên kết, phát triển sản phẩm du lịch giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2024; Kế hoạch số 93/KH-SDL ngày 18/7/2024 về thực hiện chương trình “Những ngày Hà Nội tại Điện Biên”.

Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm mới gắn với di sản - di tích, làng nghề theo tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên; tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hoà - Mỹ Đức.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống, hoàn thiện tuyến du lịch Chương Dương Độ - Bát Tràng - Đền thờ Chử Đổng Tử, tiến tới mở rộng tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì.

Thành phố hiện có 3.760 cơ sở lưu trú với 71.246 phòng; trong đó có 606 khách sạn, khu căn hộ đã được xếp hạng từ 1-5 sao. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đã thu hút, phục vụ đông đảo lượng du khách, người dân đến tham quan và mua sắm. Du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, lượng khách du lịch tăng cao đã ngày càng đóng góp cho nguồn thu ngân sách.

Dự báo, khách du lịch tiếp tục tăng cao dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, cũng như dịp lễ Noel và Tết 2025.

Để thu hút du khách, Sở Du lịch Hà Nội đang đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị tổ chức chuỗi sự kiện để thu hút khách du lịch đến Thành phố. Trong đó, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 sắp tới sẽ là điểm nhấn của Du lịch Hà Nội. Ngoài ra, còn có chuỗi các sự kiện du lịch thể thao Hà Nội năm 2024; chuỗi hoạt động chuyên đề phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử Hà Nội.

Nhằm thu hút các nhà đầu tư, cũng như giúp các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn yên tâm hoạt động, thành phố vừa tổ chức hội nghị gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp du lịch và công bố chương trình kích cầu du lịch nội địa Hà Nội. Có thể nói đây là những hoạt động có tính sáng tạo, bền vững và khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong quá trình phát triển kinh tế Thủ đô.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.