Hà Nội nỗ lực xây dựng Thành phố sáng tạo

Mai Thư
Chia sẻ

(PNTĐ) -Tháng 10/2019, khi chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trên toàn cầu, Hà Nội đã cam kết với UNESCO về xây dựng Thành phố sáng tạo. Đến nay, sau hơn ba năm thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy thiết kế sáng tạo, đến nay, Thành phố đã đạt được những kết quả nhất định.

Hà Nội nỗ lực xây dựng Thành phố sáng tạo - ảnh 1
Cổng sáng tạo là điểm nhấn chính của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022. 
Ảnh: B.Nhân dân

Theo ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, ngày 30/10/2019, Thành phố Hà Nội được vinh danh là thành viên “Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO”. Với mục tiêu lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững, Hà Nội xây dựng mục tiêu phát triển văn hóa mới, truyền cảm hứng sáng tạo và xây dựng thương hiệu mới cho Hà Nội trên trường quốc tế. 

Ngay sau khi trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo, năm 2020 UBND thành phố Hà Nội tổ chức Tọa đàm cấp cao “Tham vấn sáng kiến Hà Nội - Thành phố sáng tạo” nhằm trao đổi với các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp các ý tưởng và sáng kiến hỗ trợ Hà Nội xây dựng và xác định chiến lược và kế hoạch dài hạn nhằm phát huy hiệu quả. 

Ngoài ra, trong 2 năm (2020-2021), Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội liên tiếp tổ chức những cuộc hội thảo, tọa đàm về nguồn lực văn hóa trong chiến lược phát triển Thành phố sáng tạo của Thủ đô Hà Nội; phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Thực trạng và giải pháp; xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội... Đồng thời, Thành phố đã ban hành các cơ chế, chính sách, kế hoạch để thúc đẩy xây dựng Thành phố sáng tạo. 

Thành phố cũng tổ chức nhiều cuộc thi gắn với thiết kế sáng tạo, như: “Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội”, “Thiết kế Nghệ thuật công cộng Hà Nội”... Đặc biệt là Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 được tổ chức với quy mô lớn, quy tụ 25 không gian sáng tạo nghệ thuật với gần 50 hoạt động tham quan, trải nghiệm, tương tác dưới hình thức triển lãm, trưng bày, sắp đặt, tọa đàm, hội thảo, trình diễn nghệ thuật… Bên cạnh đó, trong khuôn khổ lễ hội, Ban Tổ chức đã phát động một số cuộc thi thiết kế sáng tạo dành cho các nhà sáng tạo trẻ, nhằm khuyến khích sự tham gia của giới trẻ vào việc kiến thiết không gian Thành phố tương lai. 

Ông Christan Manhart, Trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại Hà Nội đánh giá, những công việc mà Hà Nội triển khai thực hiện sáng kiến, cam kết gia nhập mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO là tuyệt vời. Hà Nội đang đi đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi để người dân được đóng góp vào sự phát triển của Thành phố. Để phát huy, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo, Hà Nội đẩy mạnh triển khai xây dựng nhiều công trình, dự an đổi mới, sáng tạo, tái tạo không gian, trong đó có nghệ thuật công cộng. Tiêu biểu như không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm với không gian vui chơi, giải trí đậm sắc màu và nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa. Trong không gian đó du khách có thể nghe các chương trình âm nhạc về Hà Nội, hoặc cũng có thể nghe quan họ, ca trù, cùng giao lưu trong những khúc nhạc của các nhóm nhạc cộng đồng, cùng chơi những trò chơi dân gian... 

Không gian này đã trở thành địa điểm tổ chức nhiều sự kiện và hoạt động văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng ấn tượng. Hay như không gian bích họa Phùng Hưng với chiều dài hơn 200m, tuy mới được “làm mới” nhưng vẫn giữ vẹn nội dung trưng bày nhiều tác phẩm gợi nhớ về Hà Nội xưa, những nét đặc trưng của con phố Phùng Hưng, đã tạo nên một con phố sắc màu đa dạng, hoài niệm, nghệ thuật và đầy sáng tạo. Nơi đây không chỉ đơn thuần để du khách check in chụp ảnh, mà còn để trải nghiệm văn hóa.... 

Đắm chìm trong không gian bích họa Phùng Hưng, bạn Bùi Anh (Gia Lâm) nhận xét, ở đây, mỗi tác phẩm đều gợi nhớ về ký ức của người Thủ đô xưa. Con phố đã được các họa sĩ dày công sáng tạo với mục đích mang đến thông điệp văn hóa của Hà Nội luôn được lưu giữ suốt chiều dài phát triển của thời đại. Có thể nói, những không gian sáng tạo đó chính là những minh chứng thuyết phục cho sự thay đổi từ văn hóa sáng tạo, nhằm xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo cho Hà Nội. 

Trong năm 2023, Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động kết nối, xây dựng thành phố sáng tạo như: Kiện toàn ban điều phối, ban chỉ đạo; tham gia các hội nghị, diễn đàn thành phố sáng tạo toàn cầu và khu vực; đẩy mạnh công tác truyền thông; củng cố các không gian sáng tạo trên địa bàn..., góp phần tái tạo đô thị từ những không gian sáng tạo, mở hướng phát triển đô thị bền vững gắn với giá trị văn hóa, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).
Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 2286/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).
Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Ngày 7/7, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Kế hoạch số 3283/KH – BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần khơi dậy và bồi đắp niềm tin, niềm tự hào của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước...
Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ - BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).